Thành cổ Sơn Tây là một trong những thành trì lớn nhất được xây dựng bằng đá ong cùng kiến trúc quân sự độc đáo nhất Việt Nam được xây dựng vào năm 1822, năm Minh Mạng thứ 3.
Khu trưng bày và giới thiệu sách “Sơn Tây - Hội tụ và lan tỏa văn hóa xứ Đoài” và các đầu sách về lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Dự kiến, triển lãm kéo dài từ ngày 4 đến ngày 10-9.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Chiều 11/3, đại diện UBND thị xã Sơn Tây cho biết, địa phương đang khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị để triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây.
Theo quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, thị xã Sơn Tây được quy hoạch là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội với các chức năng chính là du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, dịch vụ thương mại trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống.
Ngày 28/10/2021, UBND thị xã Sơn Tây có Đề án số 225/ĐA-UBND về xây dựng tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của Nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần
Theo đó, tuyến phố đi bộ thí điểm có tổng chiều dài 820m, tổng diện tích sử dụng 34.550m2, kéo dài từ cổng cũ trụ sở UBND thị xã (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung - Nguyễn Thái Học).
Phạm vi hoạt động của tuyến phố đi bộ như sau: Đường Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh (gồm cả vỉa hè bên phía hào thành cổ), đường dạo phía ngoài cửa thành cổ Sơn Tây, vườn hoa trung tâm, 1/2 quảng trường khu vực trung tâm văn hóa, sân trước khu vực trung tâm văn hóa và quảng trường sân vận động thị xã Sơn Tây.
Đại diện UBND thị xã Sơn Tây cho biết, theo dự kiến, dịp lễ 30/4 và 1/5 tới đây, tuyến phố đi bộ này sẽ được đưa vào hoạt động.
Thời gian hoạt động từ 19 giờ thứ bảy đến 12 giờ Chủ nhật hằng tuần. Đây sẽ là không gian đi bộ thứ tư của Hà Nội, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội và không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn.
Hiện nay, UBND thị xã Sơn Tây đang tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho ngày tuyến phố đi bộ được chính thức vận hành, như tuyên truyền vận động, đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; phân luồng tổ chức giao thông; bố trí các điểm giao thông tĩnh; điểm đỗ phương tiện...
Đến nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành toàn bộ công tác chỉnh trang hè phố, sơn kẻ vạch đường các tuyến phố xung quanh Thành cổ và một số tuyến phố lân cận khu vực hoạt động của phố đi bộ; hoàn thành lắp đặt biển thông tin, biển chỉ dẫn quanh hào Thành cổ; triển khai lắp đặt hàng rào tiểu cảnh.
Địa chỉ: Số 126 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội
Email: [email protected]
Giấy phép hoạt động báo chí số: 359/ GP - BTTTT ngày 18 tháng 7 năm 2022