Đi shyu là gì? Đây là một thuật ngữ tiếng Nhật dùng để chỉ các hoạt động tìm kiếm việc làm dành cho sinh viên mới tốt nghiệp tại Nhật Bản. Khác với việc tìm kiếm việc làm thông thường, shuukatsu có những đặc điểm độc đáo:
Điều gì quan trọng nhất khi đi thi Shyu?
Ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng về trình độ, kỹ năng viết CV, kỹ năng phỏng vấn, bạn cũng cần rèn luyện tinh thần thép để đương đầu với áp lực trong quá trình thi Shyu. Tinh thần yếu đuối có thể khiến bạn dễ chán nản, bỏ cuộc và bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Thay vào đó hãy dành thời gian thư giãn để giải tỏa căng thẳng và lấy lại năng lượng tích cực. Dưới đây là một số trang web tuyển dụng hữu ích cho quy trình đi thi Shyu là gì mà các bạn có thể tham khảo:
Để phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân các bạn có thể áp dụng các bước sau:
Sau khi xác định mục tiêu của mình, hãy dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng về ngành và công ty mà bạn quan tâm.
Thực tập hè là cơ hội tuyệt vời để bạn trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại Nhật Bản. Tham gia thực tập giúp bạn:
Có thể các bạn vẫn chưa biết những cựu sinh viên hoặc nhân viên cũ của công ty mà bạn quan tâm. Họ có thể chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về văn hóa tại công ty một cách chân thật nhất.
Một số cách tìm việc làm tại Nhật Bản cho du học sinh
Dưới đáy là một số cách tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản mà các bạn du học sinh có thể tham khảo:
Nhiều trường đại học ở Nhật Bản có chương trình hỗ trợ việc làm cho sinh viên quốc tế. Sinh viên quốc tế có thể tìm hiểu về cơ hội việc làm thông qua trường học của họ.
Có rất nhiều công ty hoặc trang web cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học sinh tìm việc làm tại Nhật Bản. Sinh viên quốc tế có thể đăng ký thông tin cá nhân, kỹ năng của mình để được hỗ trợ tìm việc làm phù hợp.
Các sự kiện tuyển dụng và hội chợ việc làm thường được tổ chức tại các trường đại học, trung tâm văn hóa hoặc công ty tại Nhật Bản. Sinh viên quốc tế có thể tham gia để gặp gỡ các nhà tuyển dụng và tìm hiểu về cơ hội việc làm.
Sinh viên quốc tế có thể tham gia các nhóm trên mạng xã hội như LinkedIn, Facebook để tìm kiếm thông tin về làm việc tại Nhật Bản. Các diễn đàn trực tuyến cũng là nơi sinh viên quốc tế có thể chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tìm việc làm.
Có rất nhiều website việc làm tại Nhật Bản như Indeed, Glassdoor, CareerCross,... mà du học sinh có thể sử dụng để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp cho mình.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về khái niệm đi shyu là gì? Và những bí quyết để chinh phục thành công. Hãy bắt đầu hành trình chuẩn bị ngay từ bây giờ để tự tin bước vào thị trường lao động Nhật Bản đầy tiềm năng.
Văn hóa tìm việc làm ở Nhật vô cùng độc đáo và khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Tìm việc làm ở Nhật, hay còn gọi là shuukatsu (就活) ở Nhật đặc trưng bởi quá trình tuyển dụng dành cho nhân sự là sinh viên mới tốt nghiệp với lịch tuyển dụng cố định hàng năm và tuyển dụng dựa trên tiềm năng của ứng viên. Sau khi trải qua các kỳ thi tuyển dụng họ sẽ bắt đầu làm việc vào tháng 4 năm sau. Là du học sinh ở Nhật, việc hiểu và thích nghi với văn hóa tìm việc làm ở Nhật rất quan trọng để giúp bạn thành công trong hành trình tìm kiếm công việc phù hợp cho mình.
Bạn đã tìm thấy công việc phù hợp với bản thân chưa? Muốn biết các công ty tiếp nhận người nước ngoài Phiền não về kế hoạch nghề nghiệp tại Nhật Không biết có thể làm được công việc nào với visa hiện tại
"就活 (shuukatsu) có nghĩa là "tìm việc", được rút ngắn từ cụm từ 就活活動 (shuukatsu katsudou) có nghĩa là "hoạt động tìm kiếm việc làm". Ở Nhật Bản, shuukatsu dùng để chỉ hoạt động xin việc dành cho sinh viên mới ra trường."
Trong tiếng Việt, "tìm việc" là thuật ngữ chung cho mọi hình thức tìm kiếm việc làm cho dù bạn ứng tuyển công việc mới hay chuyển việc giữa chừng. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, có những thuật ngữ cụ thể để chỉ việc "tìm việc làm ở Nhật" như sau:
就活 (shuukatsu) / 就活活動 (shuukatsu katsudou): chỉ hoạt động tìm kiếm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp cho công việc đầu đời
転職 (tenshoku) / 転職活動 (tenshoku katsudou): chỉ hoạt động thay đổi công việc giữa chừng của những người đã đi làm và không phải sinh viên mới ra trường
Lưu ý rằng, sau tốt nghiệp nếu để để trống khoảng thời gian thất nghiệp mà không có lý do chính đáng, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến cơ hội tìm việc làm ở Nhật của bạn.
Ở nhiều quốc gia, hoạt động tìm việc của sinh viên mới tốt nghiệp và người đang đi làm không có sự phân biệt rõ ràng. Tuy nhiên, hoạt động「就活 - shuukatsu」và「転職 - tenshoku」trong hành trình tìm việc làm ở Nhật lại được phân biệt rất rõ ràng. Trong đó,「転職 - tenshoku」tương đối giống với cách tìm việc ở nhiều nước khác.
Vậy điểm đặc biệt trong văn hóa tìm việc làm ở Nhật là gì? Hãy tham đón xem ở bài viết dưới đây:
Tìm kiếm việc làm bán thời gian? Tìm việc làm trên WeXpats Jobs!
WeXpats Jobs là trang web việc làm bán thời gian dành cho người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật Bản. Bạn có thể tìm kiếm việc làm bằng 11 ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Indonesia, tiếng Trung phồn thể, tiếng Trung giản thể, tiếng Miến Điện, tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha), và cả tiếng Nhật. Tìm công việc phù hợp với bạn bằng cách lựa chọn trình độ tiếng Nhật, nghề nghiệp, địa điểm, v.v.
※ Bạn có thể đăng ký từ bên ngoài Nhật Bản nhưng chỉ những người sống ở Nhật Bản mới có thể nộp đơn xin việc.
Khâu chuẩn bị cho quá trình tìm việc làm ở Nhật
Mặc dù mùa tìm việc làm ở Nhật bắt đầu từ tháng 3 của năm cuối cấp, nhưng việc chuẩn bị cần bắt đầu sớm hơn. Đối với sinh viên đại học, do mùa tuyển dụng bắt đầu từ tháng 3 năm thứ 3 (tháng cuối cùng của năm thứ 3), nên bạn cần bắt đầu chuẩn bị từ mùa hè của năm thứ 3 vào cuối tháng 6.
「自己分析 jiko bunseki」- Phân tích bản thân hoặc tự đánh giá bản thân là bước đầu tiên mà nhiều giáo viên và cố vấn nghề nghiệp đánh giá là bước cần thiết để chuẩn bị cho quá trình tìm việc. Mục tiêu chính là để xác định loại công việc mà bạn muốn làm và công việc phù hợp với bạn. Bằng cách phân tích tính cách, điểm mạnh và điểm yếu, sở thích và không thích của bản thân, v.v. Việc này cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu cách thể hiện bản thân một cách hấp dẫn trên sơ yếu lý lịch và trong buổi phỏng vấn xin việc.
Một số mẹo phân tích bản thân (自己分析) :
Nhìn vào tương lai sau này, hãy suy nghĩ về những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho tương lai của mình. Hãy tự đặt câu hỏi với chính mình như: "5 năm nữa, bạn thấy mình sẽ như thế nào?"
Nhìn vào cả điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, không chỉ điểm tốt mà cả những điểm xấu. Hãy nhớ lại quá khứ, viết ra những tình huống cụ thể đã xảy ra để giúp bạn nhấn mạnh sự phát triển của bản thân.
Nhìn vào bản thân hiện tại, với tư cách một sinh viên quốc tế tại Nhật Bản, hãy tự hỏi: "Tại sao bạn đến Nhật Bản để học?", "Bạn đã đạt được những gì khi đến đây?", "Tại sao bạn muốn làm việc tại Nhật Bản?”
“Phân tích bản thân" không có nghĩa bạn phải tự làm mọi thứ. Bạn có thể biết nhiều hơn về bản thân bằng cách hỏi bạn bè, gia đình và thậm chí cả giáo viên của mình.
Sau khi phân tích bản thân và thu hẹp lựa chọn ngành nghề hay loại công việc mà bạn đang muốn tìm, bước tiếp theo là nghiên cứu về các công ty mà bạn sẽ nộp đơn. Việc hiểu rõ tầm nhìn và sứ mệnh của công ty rất quan trọng để xem bạn có phù hợp với công ty đó hay không.
Hãy đảm bảo nghiên cứu của bạn là toàn diện. Hãy tìm hiểu tin tức, đọc các bình luận trên diễn đàn, mạng xã hội của nhân viên hiện tại và cũ để có nhiều thông tin hơn về công ty như: mức lương trung bình, phúc lợi, đánh giá của nhân viên, trách nhiệm xã hội, scandal,...
Bạn cũng nên tìm hiểu xem công ty đang tìm kiếm những tài năng gì. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hồ sơ và phỏng vấn của mình. Khi tuyển dụng người nước ngoài, các công ty thường tìm kiếm những tài năng đặc biệt mà họ không thể tìm thấy ở người bản địa. Vì vậy, hãy ghi nhớ và nhấn mạnh những điểm mạnh của bạn.
Mặc dù có tỷ lệ việc làm cao, nhiều sinh viên Nhật vẫn phải đối mặt với áp lực tìm được công việc tốt tại những công ty lớn. Do đó, họ thường lên kế hoạch thực tập vào mùa hè như một phần trong kế hoạch shuukatsu. Giống như tìm việc làm thực tế, việc thực tập cũng đòi hỏi phải nộp hồ sơ, phỏng vấn, mặc vest đi làm. Đây có thể coi là một buổi diễn tập cho công việc thực sự sau này.
OB là từ viết tắt của "old boy" dùng để chỉ cựu sinh viên hoặc cựu nhân viên ở Nhật Bản. Việc gặp gỡ cựu nhân viên là cách tuyệt vời để nghe trực tiếp về trải nghiệm của họ đối với văn hóa công ty và khối lượng công việc thực tế. Đặc biệt là những thông tin hữu ích có thể bị bỏ sót trong buổi thông tin tuyển dụng hoặc phỏng vấn. Thậm chí khi không liên quan trực tiếp đến công ty, việc gặp gỡ cựu sinh viên cùng ngành cũng giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về cách hoạt động của ngành và đánh giá xem nó có phù hợp với kỳ vọng của bạn hay không.
Như vậy, gặp gỡ cựu sinh viên là một phần quan trọng trong quá trình tìm việc làm ở Nhật, giúp bạn có thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
Phong cách kinh doanh của Nhật Bản bao gồm cách ăn mặc, giao tiếp, đón tiếp khách hàng, cách trả lời điện thoại và viết email... Bạn không cần phải thành thạo mọi kỹ năng ngay từ đầu, nhưng nắm được những kiến thức cơ bản là rất cần thiết. Đặc biệt, cách ăn mặc lịch sự và cách chào hỏi đúng mực là điều quan trọng cần chú ý trong các buổi phỏng vấn xin việc.
12 quy tắc ứng xử trong kinh doanh Nhật Bản
「Rirekisho - 履歴書」khác với「entry sheet - エントリーシート」ở chỗ entry sheet là một biểu mẫu đơn giản do công ty cung cấp để ứng viên điền thông tin. Entry sheet thường có định dạng đơn giản, yêu cầu ít thông tin hơn so với rirekisho. Một số công ty yêu cầu nộp cả hai loại. Việc chuẩn bị sẵn rirekisho sẽ giúp bạn dễ dàng điền vào entry sheet, vì rirekisho là một hồ sơ chi tiết về bản thân theo một định dạng chuẩn. Do đó, học cách viết rirekisho đúng chuẩn là vô cùng quan trọng khi tìm việc làm ở Nhật.