Tại Khoản 4 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định:

Khái niệm hoạt động môi giới bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì hoạt động môi giới bảo hiểm là các hoạt động sau đây:

Từ những quy định trên có thể hiểu công ty môi giới bảo hiểm là công ty được thành lập, tổ chức cũng như hoạt động theo các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động như cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.

Để thành lập công ty môi giới bảo hiểm, Quý khách cần xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Điều kiện để xin cấp giấy phép này được quy định cụ thể tại Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Cụ thể, Quý khách cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

Vốn điều lệ sẽ được góp bằng Đồng Việt Nam và sẽ không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP cụ thể:

Điều kiện về nhân sự công ty: Công ty môi giới bảo hiểm phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến sẽ phải đáp ứng các điều kiện về năng lực quản lý, kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Công ty phải có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và có điều kệ công ty dự thảo phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

Ngoài ra tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài nếu tham gia góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Công ty môi giới bảo hiểm

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về điều kiện thành lập công ty môi giới bảo hiểm nói riêng và các loại hình doanh nghiệp khác nói chung vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Từ ngày 01/7/2017, một số quy định mới về nguyên tắc hoạt động và hoa hồng môi giới bảo hiểm sẽ chính thức có hiệu lực theo Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm.

Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm

Theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, doanh nghiệp (DN) môi giới bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm. Thỏa thuận phải nêu rõ nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm, thời hạn thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Trường hợp DN môi giới bảo hiểm được DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ủy quyền thu phí bảo hiểm, trả tiền bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm, việc ủy quyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ thời hạn và phạm vi hoạt động được ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;

Thứ hai, đối với trường hợp DN môi giới bảo hiểm được DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ủy quyền thu phí bảo hiểm:

- Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm hoàn thành khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm cho DN môi giới bảo hiểm;

- Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm nói trên cho DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo thời hạn đã thỏa thuận giữa DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và DN môi giới bảo hiểm nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.

Thứ ba, đối với trường hợp DN môi giới bảo hiểm được DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài ủy quyền trả tiền bảo hiểm hoặc trả tiền bồi thường:

- DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài vẫn phải chịu trách nhiệm trước người được bảo hiểm, hoặc người thụ hưởng về số tiền bảo hiểm mà DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa vụ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

- DN môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số tiền bảo hiểm từ DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và không quá thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, DN môi giới bảo hiểm chỉ được thực hiện các hoạt động ủy quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản này nếu các hoạt động được ủy quyền liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do DN môi giới bảo hiểm thu xếp. DN môi giới bảo hiểm không được nhận thù lao từ DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thực hiện các hoạt động ủy quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản này.

DN môi giới bảo hiểm được phép hợp tác với DN môi giới bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm gốc. Việc hợp tác này phải được thỏa thuận bằng văn bản, trong đó quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và tỷ lệ phân chia hoa hồng môi giới bảo hiểm của mỗi bên. Việc hợp tác trong môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế.

Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, DN môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm. Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và DN môi giới bảo hiểm.

Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.

Trong mọi trường hợp, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua DN môi giới bảo hiểm. Đồng thời, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên đảm bảo tuân thủ thông lệ quốc tế.

Hoạt động môi giới bảo hiểm là gì?

Tại Khoản 4 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định:

Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Theo đó, chúng tôi cũng thông tin thêm đến bạn nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;

4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Có thể thấy các công ty hay doanh nghiệp bảo hiểm có rất nhiều nhưng để có thể tiếp cận đến khách hàng, để có thể hướng dẫn cũng như giới thiệu rõ hơn về các loại hình bảo hiểm thì lại cần đến một tổ chức trung gian khác. Do đó hoạt động môi giới bảo hiểm đã và đang ngày càng phát triển trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm ngày càng tăng và nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt như hiện nay. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Công ty Luật Việt An sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến điều kiện thành lập công ty môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.