Đơn xin gia hạn đóng học phíThông tin chi tiết: file đính kèm

Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

(Dùng cho các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

Họ và tên (1):....................................................................................................................

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):..................................................................

Hiện đang học tại lớp:......................................................................................................

Trường:.............................................................................................................................

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số 81./2021/NĐ-CP)

Căn cứ vào Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập theo quy định hiện hành.

..., ngày... tháng ... năm...Người làm đơn (3)(Ký tên và ghi rõ họ tên)

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ VÀ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP (Dùng cho các đối tượng được hưởng đồng thời chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

Họ và tên (1) :......................................................................................................................

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):.....................................................................

Hiện đang học tại lớp:.........................................................................................................

Trường:...............................................................................................................................

Thuộc đối tượng: ( ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số 81 /2021/NĐ-CP)

Căn cứ vào Nghị định số … /2021/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn giảm học phí và cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập theo quy định hiện hành.

Người làm đơn (3) (Ký tên và ghi rõ họ tên)

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên.

Thủ tục xin hỗ trợ chi phí học tập

Căn cứ vào Điều 4, Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC, trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ.

– Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: gửi hồ sơ về phòng Lao động Thương binh – Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.

– Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi sinh viên theo học.

– Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học. Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí học tập cho kỳ tiếp theo.

Đối với sinh viên chưa thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập, nếu trong năm học, gia đình sinh viên được bổ sung diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chi phí học tập trong kỳ tiếp theo. Thời gian được hưởng theo hiệu lực của Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.

– Trường hợp trong quá trình học tập, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập không nộp đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo qui định thì chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày cơ sở giáo dục đại học, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

Gồm các cơ sở dữ liệu sách và tạp chí khoa học được truy cập miễn phí ở các lĩnh vực nghiên cứu khoa học do cán bộ TTHL phát triển và chọn lọc giới thiệu.

Tạp chí Khoa học & Bản tin Đại học Cần Thơ bao gồm các nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên trong và ngoài trường Đại học Cần Thơ. Ngoài ra, Tạp chí còn xuất bản thư mục các bài báo được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước bởi cán bộ, giảng viên Đại học Cần Thơ.

VJOL hiện cung cấp khoảng 90 tạp chí khoa học của các viện, trường đại học ở Việt Nam, được truy cập toàn văn.

Mạng KH & CN Việt Nam cung cấp nhiều nguồn tài liệu đa ngành từ nhiều tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, các bài nghiên cứu khoa học, các bản tin, v.v…

Các nguồn thông tin miễn phí của VINAREN - VISTA:

IMF cho phép bạn đọc TTHL sử dụng miễn phí hai nhóm tài liệu:

Là tạp chí khoa học về các lĩnh vực Khoa học TN & CN, Ngoại ngữ, Kinh tế - Luật, Toán-Vật lý, KHXH & NV, Các KH Trái đất, Kinh tế và Kinh doanh và Luật học

Nội dung tài liệu trải đều trên tất cả các lĩnh vực khoa học mà ĐHQGHN nghiên cứu đào tạo, đặc biệt có tài liệu của một số ngành khoa học mũi nhọn, trình độ đẳng cấp quốc tế.

Tạp chí bao gồm các bài viết toàn văn thuộc lĩnh vực Khoa học và Công nghệ. Tạp chí ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong hơn 30 năm qua.

Nghiên cứu : Chỉ số Phát triển Thế giới, Tài chính Phát triển Toàn cầu, Giám sát Kinh tế Toàn cầu, cơ sở dữ liệu Môi trường Kinh doanh, v.v.

Đây là kho tri thức bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau như sách, tạp chí, ... cho truy cập miễn phí. Bộ sưu tập bao trùm các chủ đề về kinh tế xã hội, phát triển, giáo dục,...

Cơ sở dữ liệu Tài liệu và báo cáo bao gồm các tài liệu của Ngân hàng Thế giới công bố cho công chúng nhằm chia sẻ tốt hơn nguồn tri thức của mình, bao gồm các xuất bản phẩm, báo cáo nghiên cứu, v.v. Công cụ xem lướt hoặc tìm kiếm của cơ sở dữ liệu này cho phép truy cập vào các văn bản toàn văn

Cơ sở dữ liệu dự án bao gồm thông tin chi tiết về các dự án của Ngân hàng Thế giới từ năm 1947 đến nay, trong đó có nhiều tài liệu dự án toàn văn.

Thư viên đại học Nevada, Reno, Hòa Kỳ cho phép người dùng truy cập miễn phí các tạp chí và bài viết về tất cả các lĩnh vực khoa học như: Kinh tế, Khoa học Môi trường và trái đất, kỹ thuật ứng dụng, sức khỏe, luật, ngôn ngữ, lịch sử, triết học...

Viện Clute đã xuất bản và cho phép người sử dụng truy cập phần lớn miễn phí 15 tạp chí học thuật, bao gồm các nghiên cứu khoa học mới nhất ở các lĩnh vực Kinh Tế, Giáo Dục, Quản Lý và Khoa học Sức khỏe. Các bài nghiên cứu được các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan kiểm định và đánh giá nghiêm ngặt trước khi cho xuất bản.

Đây là dự án lớn cho phép truy cập miễn phí đến các tạp chí khoa học và học thuật toàn văn với nhiều lĩnh vực chủ đề như: Nông nghiệp, Giáo dục, Luật, Y khoa, Công nghệ, Khoa học, Ngôn ngữ, Lịch sử, Thư mục học, Khoa học Thư viện, Tài nguyên thông tin, Mỹ thuật, Môn Địa lý, Nhân chủng học, Nhạc… với 80 ngôn ngữ khác nhau của 131 quốc gia trên thế giới.

JSTOR là dịch vụ phi lợi nhuận hỗ trợ đắc lực cho các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên khám phá bộ sưu tập to lớn bao gồm trên 1.000 tạp chí học thuật ở nhiều chủ đề khác nhau.

MDPI xây dựng một hệ thống tìm kiếm cho phép người dùng truy cập miễn phí đến các tạp chí khoa học đã được kiểm định. Hiện tại MDPI đã xuất bản trên 70 tạp chí miễn phí được đánh giá cao.

Trang web cung cấp nhiều tạp chí khoa học miễn phí khác nhau, và được phân nhóm theo lĩnh vực.

Social Science Research Network (SSRN) là cơ sở dữ liệu trực tuyến cung cấp khoảng 1.400.000 tài liệu nghiên cứu trên 70 chuyên ngành thuộc các ngành như: khoa học ứng dụng, khoa học sức khỏe, nhân văn, khoa học đời sống, khoa học vật lý và khoa học xã hội (phần lớn các tài liệu có thể được tải xuống miễn phí). Ngoài ra, SSRN giúp chia sẽ những nghiên cứu chất lượng cao trong các các hội nghị, hội thảo và các kỷ yếu có thể được truy cập trực tuyến. SSRN cũng có hệ thống xếp hạng dữ liệu dựa trên một số thước đo (lượt tải xuống hay trích dẫn,…).

Academic Journals (AJ) giới thiệu các tạp chí mở truy cập toàn văn bao gồm: 34 tạp chí Y khoa, 12 tạp chí khoa học xã hội, 27 tạp chí sinh học, 12 tạp chí Khoa học Nông nghiệp, 8 tạp chí chuyên ngành vật lý, 9 tạp chí Kỹ thuật, 18 tạp chí nghệ thuật và giáo dục, 1 tạp chí nghiên cứu pháp lý và 4 tạp chí khác.

SAGE Open là xuất bản phẩm cho truy cập miễn phí từ Nhà xuất bản SAGE. Xuất bản phẩm này bao gồm các bài viết đã được các chuyên gia thẩm định và cho truy cập dưới hình thức mở. Các chủ đề của tạp chí bao gồm: Sức khỏe, KHXH & NV,  Giao tiếp, Khoa học máy tính, Tội phạm học, Khoa học Kinh tế, Giáo dục, Địa lý, Quản lý Thông tin, Quản lý, Khoa học Chính trị, Tâm lý học, Xã hội học, Phương pháp Nghiên cứu KH, Nghiên cứu đô thị, v.v...

Đây là chương trình hợp tác quốc tế của các nước thuộc Châu Đại Dương và Thái Bình Dương nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu luận án sau đại học của các học viên/nghiên cứu sinh thuộc các trường đại học của các nước này. Có nhiều luận án cho phép truy cập miễn phí.

Cơ sở dữ liệu trường đại học Edith Cowan của Úc bao gồm nhiều luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ cho phép truy cập miễn phí toàn văn.

Taylor & Francis, nhà xuất bản học thuật hàng đầu thế giới đã cho xuất bản trên 1.500 tạp chí điện tử chất lượng cao. Taylor & Francis đã thực việc công tác xuất bản nghiên cứu học thuật từ năm 1798 và cho truy cập miễn phí một số nguồn tài liệu từ năm 2006. Taylor & Francis có nhiều chính sách thu hút nhiều nhà nghiên cứu xuất bản tài liệu của mình qua các tạp chí cho truy cập miễn phí và vẫn bảo đảm chất lượng các bài viết được các chuyên gia thẩm định trước khi cho xuất bản.

Cambridge Core là một nền tảng trực tuyến của nhà xuất bản Đại học Cambridge. Cambridge Core cung cấp quyền truy cập nhiều nguồn tài nguyên học thuật, bao gồm sách điện tử, bài báo khoa học và tạp chí chuyên ngành thuộc các lĩnh vực: nhân văn, khoa học xã hội, khoa học, công nghệ và y học.. Cambridge Core có dưới dạng tài liệu mua quyền và nguồn mở. Đây là nguồn thông tin quan trọng cho sinh viên, giảng viên, và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Cambridge Core  cho phép người dùng truy cập với hơn 532 sách điện tử (danh mục), 420 tạp chí khoa học.

Link: https://www.cambridge.org/core/

hoặc https://www.cambridge.org/core/publications/open-access

Danh mục 532 sách điện tử (file đính kèm)

Hướng dẫn sử dụng Cambridge Core

DSpace@Cambridge của Đại học Cambridge là trung tâm lưu trữ tài liệu nội sinh lớn của trường và được quản lý bởi thư viện trường. Các ấn phẩm cho truy cập miễn phí trên trang này luôn tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của các nhà tài trợ nghiên cứu.

Bạn đọc có thể truy cập full text (toàn văn) nếu có liên kết. Riêng các bài viết không có liên kết bạn đọc vui lòng liên hệ nhân viên thư viện của VDIC qua email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

Là cổng thông tin cho truy cập các nguồn tài liệu nghiên cứu học thuật có chất lượng ở tất cả các nơi trên thế giới. Nguồn tài liệu trên các liên kết của OpenDOAR được cập nhật thường xuyên và liên tục nên bảo đảm nguồn tại liệu xám của năm mới luôn sẵn sàng cho truy cập miễn phí. OpenDOAR được duy trì bởi Dịch vụ SHERPA, đặt tại Trung tâm Nghiên cứu Thông tin tại Đại học Nottingham, Anh Quốc.

Là một dự án phi lợi nhuận của tổ chức Internet Archive, và được một phần hỗ trợ từ tổ chức California State Library và quỹ tài trợ Kahle/ Austin. Open Library là một cơ sở dữ liệu mở khổng lồ cung cấp hơn 20 triệu thông tin về tài liệu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, sẵn sàng cho các tổ chức và cá nhân mượn đọc trực tuyến. Hiện tại có trên 1 triệu sách điện tử miễn phí có giá trị sẵn sàng cho download.

ROAD cung cấp thông tin về các nguồn tài liệu học thuật ở dạng miễn phí như Tạp chí, Kỷ yếu Hội nghị, và các nguồn tài liệu học thuật khác. Đây là hệ thống được xây dựng bởi Mạng lưới ISSN (Trung tâm Quốc tế ISSN và các Trung tâm Quốc gia ISSN trên toàn cầu).

Là một cơ sở dữ liệu của tổ chức OCLC (Online Computer Library Center) cho phép tìm kiếm các nguồn thông tin học thuật điện tử miễn phí được đóng góp bởi các các nhân, tổ chức trên toàn thế giới. Hiện có trên 30 triệu thông tin về tài liệu có thể được tìm kiếm qua bộ máy của OAIster. Các cá nhân và tổ chức có thể đóng góp cho OAIster để phát triển nguồn tài liệu miễn phí cho cộng đồng truy cập.

Digital Commons Network cung cấp các nguồn tài liệu miễn phí có giá trị học thuật cao đến từ hàng trăm trường Đại học/Cao đẳng trên toàn thế giới. Các nguồn thông tin học thuật bao gồm các bài viết trong các tạp chí học thuật, chương sách, luận văn/luận án, các bài viết đang thực hiện, bài viết trong các Kỷ yếu Hội nghị, và các tác phẩm học thuật gốc khác. Các nguồn thông tin này được các cán bộ thư viện trường đại học và các tổ chức hỗ trợ để xây dựng tổ chức và duy trì.

Là một tổ chức quốc tế dành nhiều tâm huyết để thúc đẩy sự sáng tạo, phổ biến và lưu trữ các luận văn/luận án điện tử trên toàn thế giới.

Là một tổ chức dịch vụ xuất bản phi lợi nhuận hỗ trợ truy cập các tạp chí nghiên cứu học thuật được xuất bản ở các quốc gia đang phát triển. Mục tiêu của BI là giảm khoảng cách kiến thức giữa các quốc gia là rất quan trọng đối với sự hiểu biết toàn cầu về sức khỏe (y học nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học, bệnh mới nổi), đa dạng sinh học, môi trường, bảo tồn và phát triển quốc tế.

WikiHow là một mạng lưới hướng dẫn cách một người có thể thực hiện một việc gì đó. Những bài viết hướng dẫn cách làm được cộng đồng người dùng WikiHow trên toàn cầu chia sẻ với mục đích giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm. WikiHow hiện nay đã có 17 phiên bản ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Việt Nam. Giống như Wikipedia, mọi hướng dẫn của WikiHow được chia sẻ miễn phí thông qua giấy phép Creative Commons cho phép các tổ chức và cá nhân tái xuất bản các bài viết của WikiHow phục vụ cho bất kỳ mục đích phi thương mại.

WikiHow quốc tế: http://www.wikihow.comWikiHow Việt Nam: http://www.wikihow.vn

Trang tổng hợp thông tin điện tử về Khoa học và Công nghệ Nhật Bản,(J-STAGE) do cơ quan Khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST) xây dựng với mục đích duy trì và phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhật Bản ở cấp quốc tế. Với hơn 2000 tạp chí đăng ký xuất bản, tương đương với hơn 3 triệu bài viết, J-STAGE cho phép người dùng truy cập toàn văn các bài báo học thuật chất lượng cao, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực: sinh học, khoa học đời sống, y dược, khoa học liên ngành, khoa học xã hội và nhân văn… chủ yếu bằng tiếng Nhật.

Bạn đọc truy cập tại địa chỉ: https://www.jstage.jst.go.jp/browse

InTechOpen là nhà xuất bản sách truy cập mở về Y học, Công nghệ và Khoa học lớn nhất thế giới. Người dùng có thể truy cập trực tuyến miễn phí các nghiên cứu từ năm 2004 đến nay. InTechOpen đã xuất bản hơn 3000 cuốn sách và hơn 45.000 công trình nghiên cứu khoa học. Người dùng được phép truy cập toàn văn các công trình nghiên cứu có giá trị học thuật và chỉ số ảnh hưởng cao. InTechOpen xuất bản chủ yếu về lĩnh vực Kỹ thuật, Công nghệ, Vật lý, Khoa học sức khỏe, Khoa học đời sống, Khoa học xã hội và nhân văn…

Bạn đọc truy cập tại địa chỉ: https://www.intechopen.com/

Elsevier được biết đến là nhà cung cấp các cơ sở dữ liệu uy tín hàng đầu cũng như các chỉ số tác động tạp chí khoa học đã cung cấp các tạp chí học thuật truy cập mở. Elsesier cung cấp một lượng lớn các bài báo đã được các nhà khoa học uy tính thẩm định (peer-reivew) dưới dạng toàn văn và miễn phí.

Thành lập từ năm 2007 với mục đích duy nhất là cung cấp nền tảng "Truy cập mở", OMICS International đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận các dữ liệu nghiên cứu khi xuất bản miễn phí hơn 700 tạp chí học thuật chất lượng cao dưới dạng trực tuyến, đa dạng các lĩnh vực khoa học, công nghệ, khinh tế, nông nghiệp, thủy sản, thực phấp, y tế...OMICS còn cung cấp các bài viết từ các hội nghị, hội thảo trên toàn thế giới.Các tạp chí khoa học được OMICS sắp xếp theo lĩnh vực kèm theo chỉ số tác động (journal impact factor) và chỉ số trích dẫn.

Revues.org là cổng thông tin Khoa học xã hội và Nhân văn (tiếng Pháp) được thành lập từ năm 1999, là bộ phận của OpenEdition.org, Revues.org cung cấp hơn 400 tạp chí khoa học với hơn 100.000 bài báo cho phép truy cập toàn văn miễn phí hơn 95%. Cổng thông tin có hội đồng đánh giá, thẩm định khoa học của 2 trường Đại học Aix-Marseille và Đại học Avignon et des pays de Vaucluse, Revues.org là trang tài nguyên mở uy tín và chất lượng, bao gồm báo- tạp chí, sách, tài liệu hội nghị, hội thảo.

Danh mục tạp chí truy cập mở AndoLab do giáo sư Ando và đồng nghiệp thực hiện, liệt kê các tạp chí học thuật uy tín, có chỉ số tác động cao cho phép truy cập toàn văn miễn phí. Các tạp chí được nhóm theo lĩnh vực chuyên ngành sẽ giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian cho việc tham khảo.

Thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF https://bneuf.auf.org/ của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), được xây dựng từ năm 2017. Thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF  hiện có trên 11 triệu đơn vị tài nguyên học liệu là các công trình khoa học, luận văn, bài báo, giáo trình, báo cáo…thuộc nhiều lĩnh vực khoa học, với các ngôn ngữ (Pháp, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoa, v.v.). Nguồn tư liệu của thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF được xây dựng bởi 990 trường đại học thành viên của AUF tại 118 quốc gia, trong đó có 40 trường đại học tại Việt Nam. Thư viện trực tuyến quốc tế BNEUF cho phép nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên khai thác và sử dụng miễn phí các nguồn tài nguyên khoa học và giáo dục trực tuyến.

AGORA là chương trình của tổ chức FAO cho phép người dùng truy cập miễn phí và chi phí thấp các tạp chí khoa học về Nông nghiệp, Thực phẩm, Khoa học môi trường, và các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan. AGORA cung cấp một bộ sưu tập lên đến 15.500 tạp chí và 48.000 cuốn sách tại hơn 115 quốc gia của các nhà xuất bản học thuật hàng đầu trên thế giới. AGORA là một trong năm chương trình tạo nên Research4Life: AGORA, HINARI, OARE, ARDI và GOALI.

HINARI là chương trình được thành lập bởi tổ chức WHO liên kết với các nhà xuất bản khác, cho phép người dùng ở các quốc gia đang phát triển truy cập miễn phí và chi phí thấp các tạp chí khoa học về Y học, Sinh học và các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan. Tính đến năm 2012, HINARI có trên 1.500 tạp chí và hiện tại có trên 160 nhà xuất bản đóng góp cho HINARI hơn 15,000 nguồn tài nguyên thông tin khác nhau.

OARE là Liên hiệp công – tư quốc tế dưới sự hợp tác của Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), ĐH Yale và các nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ hàng đầu thế giới. OARE cung cấp quyền truy cập vào các tạp chí, sách điện tử  lớn về môi trường tự nhiên, bao gồm ô nhiễm và độc hại môi trường, động vật học, thực vật học, sinh thái học, hóa học môi trường, địa chất, thủy văn, hải dương học, khí tượng, khí hậu, địa lý, kinh tế môi trường, công nghệ sinh học môi trường, kỹ thuật môi trường, năng lượng và nhiều ngành khác.

ARDI (The Access to Research Development and Innovation) là nguồn cơ sở dữ liệu nghiên cứu cho sự phát triển và đổi mới được xây dựng bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các đối tác xuất bản thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.Hiện nay, 14 nhà xuất bản danh tiếng như: Elsevier, Taylor & Francis, John Wiley & Sons, Cambridge University Press... cung cấp quyền truy cập vào gần 10.000 tạp chí, sách, và các tài liệu tham khảo cho 107 quốc gia đang phát triển thông qua ARDI.

GOALI (Global Online Access to Legal Information), truy cập thông tin pháp lý trực tuyến toàn cầu. GOALI bao gồm các tạp chí, ấn phẩm và cơ sở dữ liệu đánh giá ngang hàng học thuật, với các chủ đề được lựa chọn về pháp luật từ các nhà xuất bản học thuật hàng đầu thế giới. GOALI là một chương trình cung cấp quyền truy cập trực tuyến miễn phí hoặc chi phí thấp cho nghiên cứu và đào tạo pháp lý ở các nước đang phát triển.

Lyell Collection là một trong những bộ sưu tập trực tuyến lớn nhất về Khoa học Trái đất được xuất bản bởi Hiệp hội Geological Society of London. Bộ sưu tập bao gồm các tạp chí, ấn phẩm đặc biệt và nhiều sách thuộc lĩnh vực xã hội. Lyell là nguồn tài nguyên thông tin khoa học tiên tiến, cùng các tài liệu có giá trị quan trọng dành cho các nhà nghiên cứu và sinh viên với khoảng 30.000 bài báo được bình duyệt.

IngentaConnect thuộc Publishing Technology cho phép người dùng truy cập đến các nguồn thông tin miễn phí và có phí về Chính sách công về Khoa học, Công nghệ, và thẩm định các công trình nghiên cứu.

Cơ sở dữ liệu tóm tắt và trích dẫn giúp kiểm tra uy tín học thuật

©2016 – 2017 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam' hoặc 'baohiemxahoi.gov.vn' khi phát hành lại thông tin.

Giấy phép số 253/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 01/08/2017