Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
So sánh lợi ích giữa du học nghề và du học đại học tại Đức?
Thời gian học tập trong chương trình đại học khoảng 4 năm. Sinh viên sẽ được học những kiến thức sâu rộng và phong phú trong ngành học mình lựa chọn. Và có nhiều thời gian để thích nghi với môi trường học tập mới, phát triển kỹ năng cá nhân.
Bằng cấp từ một trường đại học Đức thường được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Giúp mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nó không chỉ chứng minh được trình độ và kiến thức của sinh viên mà còn là một dấu hiệu về khả năng làm việc độc lập, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng với môi trường làm việc mới.
Du học nghề mang lại cơ hội thực hành thực tế trong một lĩnh vực, nghề nghiệp cụ thể. Bằng cách này, sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập với thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Thời gian học nghề sẽ ngắn hơn so với việc học đại học, chương trình đào tạo nghề mất khoảng 3 đến 3,5 năm.
Ngoài ra, sinh viên còn nhận được mức lương học nghề hấp dẫn ngay từ năm đầu tiên. Mức lương học nghề trung bình khoảng 1000 Euro/tháng tùy vào từng ngành. Du học sinh hoàn toàn có thể chi trả cho cuộc sống hàng ngày tại Đức. Đây là một điểm khác biệt so với chương trình du học đại học ở Đức.
Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa nên du học nghề hay du học đại học ở Đức phụ thuộc vào mục tiêu và sở thích cá nhân của bạn. Để đạt được thành công trong tương lai, hãy xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn lộ trình phù hợp nhất với bản thân. Đừng ngần ngại chọn lựa con đường mà bạn tin rằng sẽ đưa bạn đến với thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc về chương trình du học nghề Đức, bạn có thể liên hệ với EduGo để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết nhé!
Nhiều bạn đọc còn băn khoăn “Du học nghề Đức chi phí bao nhiêu?”, liệu có đắt không, chi phí học tập và sinh hoạt ước tính khoảng nào để có thể quyết định con đường học tập và làm việc sau này…
Du học nghề Đức hiện nay không còn xa lạ với giới trẻ Việt Nam. Với các bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về du học nghề Đức cũng như các ngành nghề khi du học nghề Đức. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng mang đến cho bạn đọc cái nhìn cụ thể về chi phí khi đi du học, để bạn có thể quyết định có du học nghề Đức hay không.
Du học nghề Đức chi phí bao nhiêu
Như các bài viết trước chúng tôi đã đề cập, bạn sẽ được miễn học phí hoàn toàn khi học tập tại Đức.
Song song với việc miễn học phí, bởi chương trình học khi du học nghề Đức kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, học viên khi tham gia học tập sẽ được nhận các khoản lương thực hành hàng tháng khoảng từ 800 – 1.300 Euro/tháng (≃ 22.400.000 – 36.400.000 vnđ/tháng).
Ngoài ra, trong quá trình học tập, học viên có thể làm thêm 21 giờ/tuần với mức thu nhập khoảng 9 – 12 Euro/giờ.
Như vậy ngay trong lúc đang đi học bạn cũng có thể kiếm thêm các khoản thu nhập để chi trả cho các chi phí sinh hoạt.
Chi phí khi du học nghề Đức chủ yếu có hai giai đoạn: chi phí trả khi ở Việt Nam và chi phí chi trả khi ở Đức.
Du học nghề Đức chi phí bao nhiêu tùy thuộc vào trình độ ngoại ngữ và ngành bạn chọn.
Chi phí chủ yếu là chi phí sinh hoạt nếu bạn đã có bằng tiếng Đức B1. Còn nếu bạn có bằng A2 tiếng Đức bạn cần tốn thêm chi phí học tiếng tại Đức để có bằng B1.
Theo kinh nghiệm từ các du học sinh du học nghề Đức, mức chi phí sinh hoạt của Đức ở mức thấp so với mặt bằng chung Châu Âu, khoảng 960 Euro/ tháng.
Mức chi phí sinh hoạt khi du học nghề đức chi phí bao nhiêu dao động tùy thuộc vào nơi bạn sống tại Đức. Chi phí sinh hoạt chủ yếu bao gồm tiền nhà ở, chi phí ăn uống, tiền bảo hiểm, chi trả y tế, điện, nước, internet, vui chơi, giải trí,…
Chi phí ăn uống ở đây khá thấp. Vì ăn uống ở đây không đắt đỏ lắm, nên bạn không cần quá lo lắng.
Mức chi phí trung bình bạn cần chi trả hàng tháng:
Mức thu nhập và chi phí nói chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế, nơi làm việc, vị trí địa lý mà mức thu nhập và chi phí khác nhau. Tuy nhiên thông tin trên đây cũng là mức tính chi tiêu cơ bản, trung bình cho đại đa số du học sinh tại Đức. Hy vọng bài viết trên đã phần nào trả lời cho các bạn thông tin về câu hỏi “Du học nghề Đức chi phí là bao nhiêu?”. Đăng ký ngay với EduGo để được hỗ trợ tốt nhất!
Bản đồ đường đi đến Chi nhánh Tân Bình
Công Ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Môi Trường Long Trường VũĐiện thoại: 0914 711 499GPĐKKD số 0302690536 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 30/07/2002
Khi tìm kiếm cơ hội học tập tại Đức, bạn có thể sẽ phải đối mặt với quyết định khó khăn. Nên du học nghề hay du học đại học ở Đức? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn sinh viên Việt Nam cũng thắc mắc. Trong bài viết dưới đây, EduGo sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn bằng cách tìm hiểu chi tiết về 2 chương trình này.
Các trường đại học ở Đức thường coi trọng sự nghiên cứu & phát triển cá nhân của sinh viên. Hầu hết các chương trình học đều kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức tiếp thu được.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại cũng được nước Đức đầu tư. Tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Bạn cũng được tham gia vào một số hoạt động ngoại khóa và phát triển kỹ năng cá nhân.
Học đại học ở Đức sẽ mất khoảng 4 năm. Thời gian này đủ để cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan tới ngành học đã chọn. Các ngành học phổ biến như Khoa học tự nhiên, Kinh doanh và Quản trị, Công nghệ Thông tin,…
Du học nghề là chương trình du học nghề kép. Sinh viên được học lý thuyết song song với việc học nghề. Khi tham gia chương trình, sinh viên có cơ hội được học tập tại một môi trường chất lượng. Tuy nhiên, bạn cần đạt một số yêu cầu như tốt nghiệp THPT, đạt trình độ tiếng Đức B1,…
Tại Đức, sinh viên sẽ tiếp tục học lên trình độ B2. Để bạn có thể giao tiếp dễ dàng với người dân bản địa. Cùng với đó, sinh viên sẽ được đào tạo nghề tại các doanh nghiệp ở Đức. Đây là một cơ hội hấp dẫn cho những ai muốn nâng cao tay nghề. Và làm việc tại một trong những nền công nghiệp hàng đầu thế giới.
Các ngành nghề phổ biến như điều dưỡng, nhà hàng – khách sạn, bán hàng và chế biến thực phẩm,… Ngoài ra, còn một loạt các ngành nghề khác đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện nay.