Cờ tướng còn gọi là Cờ tướng Trung Quốc (tiếng Trung: 象棋; bính âm: Xiàngqí, Hán-Việt: Tượng kỳ, tiếng Anh: Chinese Chess hoặc Xiangqi) để phân biệt với cờ tướng Triều Tiên (janggi) và cờ tướng Nhật Bản (shogi), là một trò chơi board game dành cho hai người có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cờ phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.

Hệ thống 3: Trước năm 1955 và các giải đấu dành cho các đấu thủ không phải là gốc Hoa và gốc Việt

Ký hiệu của một quân cờ được lấy là chữ cái đầu của tên các quân cờ, riêng quân Tốt thì không lấy chữ cái nào cả.

Quy tắc thống nhất đối với tất cả các nước:

Tên một ô là sự kết hợp tên một cột với số của một hàng.

Mỗi nước được ghi theo thứ tự: tên quân cờ, ô xuất phát, ô đến.

Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo từ h3 đến e3, bên Đen Mã từ h9 đến g8 thì ghi:

Ví dụ về trường hợp chiếu hết chỉ sau 4 nước:

Nước ăn quân thường được ký hiệu bằng dấu nhân (x). Nước chiếu Tướng có ký hiệu là dấu cộng (+), nước chiếu đôi (hai quân cùng chiếu Tướng) có ký hiệu là hai dấu cộng (++) và chiếu hết có ký hiệu là dấu thăng (#).

Người ta thường chia ván cờ ra làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.

Thường khai cuộc được tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Các nghiên cứu mới cho biết khai cuộc đóng góp rất quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc đóng góp 30% mỗi giai đoạn.

Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có thể chia khai cuộc thành hai loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.

Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:

Trung tàn là giai đoạn giữa Trung cuộc sắp chuyển sang giai đoạn Tàn cuộc, ở giai đoạn này hai bên thường bị mất một hoặc hai xe, khi hai người chơi đều đổi cả hai quân xe thì các kỳ thủ thường gọi vui là Cờ đi bộ vì khi đó ván cờ sẽ chơi theo đường dài.

Tàn cuộc là giai đoạn tổng số quân cờ, đặc biệt là quân tấn công (Xe, Pháo, Mã, Tốt) cả hai bên còn rất ít. Tàn cuộc chia làm ba loại,

1, Cờ tàn thực dụng loại cờ tàn mà thắng thua được các chuyên gia nghiên cứu và giải thích rõ ràng,

2, Cờ tàn thực chiến loài này đa biến phức tạp và thắng thua khó có thể phân định được rõ ràng,

3, Cờ tàn nghệ thuật loài này được gọi là Cờ thế nó cũng được coi là cờ tàn nhưng được sắp xếp các quân cờ thành những dạng độc đáo và thường có tính chất nghệ thuật cao.

Sát cuộc là một giai đoán kết thúc của ván cờ, khi người chơi sử dụng một hoặc nhiều quân để chiếu hết (chiếu bí) tướng của đối phương .

Cờ bỏi cũng là một hình thức đánh cờ, nhưng bàn cờ sẽ là một cái sân rộng có kẻ ô, các quân cờ được ghi lên các tấm biển bằng gỗ, gắn vào các cột dài chừng 1 mét có đế được đặt lên các vị trí trên sân. Người chơi phải tự nhấc quân cờ để đi, trước khi đi quân, phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi. Từng đôi một vào thi đấu ở sân cờ. Thực chất đây là một bàn cờ lớn và nhiều người có thể cùng xem được.

Trong các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ. Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau: đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.

Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để được giới thiệu danh tính, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran. Khi cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao, một nước xuất thần, cả sân đều ồ lên khoái trá. Nếu quân cờ nào đó đi hơi chậm là có tiếng trống bỏi lanh canh vui tai nhắc nhở "cắc...tom tom". Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm. Đặc biệt hơn trong một số lễ hội, thỉnh thoảng người ta còn đọc những lời thơ ứng khẩu bình những nước đi trong sân trên chiếc loa ở sân.

Cờ tưởng là hình thức đánh cờ bằng trí tưởng tượng, không nhìn bàn cờ thật. Các đối thủ không cần phải quay lưng lại với bàn cờ mà ngồi trước một bàn cờ trống (bàn cờ thật được để bên cạnh có ngăn cách). Ngồi đối diện sau những tấm kính, hai kỳ thủ đấu trí với nhau trên bàn cờ tưởng tượng trong trí nhớ rồi viết lên một tờ giấy đưa cho đối thủ xem, sau đó trao cho trọng tài. Mỗi nước đi của vận động viên được ghi lại trên giấy, được thông báo cho đối thủ sau đó đối thủ sẽ truyền cho trọng tài ngồi ở bàn bên cạnh để thực hiện nước đi đó trên bàn cờ cho khán giả thưởng thức. Do bàn trọng tài đặt bên cạnh bàn đấu (có rèm che bàn vận động viên), nên vận động viên không được rời bàn với bất kỳ lý do gì vì sợ họ nhìn lén các nước đã đi của mình. Quốc tế đại sư Tưởng Xuyên của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục thế giới về cờ tưởng.

Cờ úp là hình thức đánh cờ khi mà 15 quân mỗi bên được úp ngược và sắp xếp ngẫu nhiên (trừ quân Tướng được đặt tại vị trí gốc của nó). Khi sắp cờ các quân cờ của mỗi bên xáo trộn ngẫu nhiên, bị úp sau đó sắp theo thế trận cờ tướng thông thường.

Nước đi đầu tiên của quân cờ úp phải tuân theo luật đi của quân cờ tại vị trí mà nó đang chiếm giữ. VD: quân bị úp đang ở vị trí của quân tốt thì phải đi theo nước của quân tốt. Sau khi đi một quân cờ úp thì quân đó sẽ lật ngửa và người chơi sẽ biết được nó là quân nào và từ đó trở đi quân đó đi theo luật của quân cờ ngửa.

So với cờ tướng thì cờ úp có nước đi phong phú và đa dạng hơn, vì cờ tướng úp có thêm Sĩ và Tượng chiếu bắt tướng được. Trong tình huống nguy cấp, có thể chỉ cần mở đúng quân cờ sẽ làm thay đổi cục diện ván đấu.

Là loại cờ dành cho 3 người chơi, luật chơi và số quân của mỗi bên như nhau, không khác gì với cờ tướng bình thường. Bàn cờ thường là hình lục giác, bên nào bị mất Tướng trước thì quân bên đó sẽ được sáp nhập vào quân đã chiếm quân đó, nước bị chiếm sẽ bị người chơi của nước chiếm điều khiển tùy ý (tức là một người chơi sẽ có 2 tướng, 4 xe,...). Sau khi có 1 nước chiếm được một nước rồi thì quân bên kia sẽ chơi thế trận 1 chọi 2, bên quân chiếm được hai nước nếu bị chiếm một nước thì vẫn có thể sử dụng nước mình đã chiếm mà chơi tiếp.

Chơi cờ thế là hình thức chơi cờ mà bàn cờ lúc ban đầu đã có sẵn các thế cờ, quân cờ đang ở các vị trí như trong một ván cờ dang dở, mức độ thế cờ từ dễ đến khó và người chơi phải thắng hoặc hòa sau một số nước đi được yêu cầu từ trước. Cờ thế hay được thấy ở các lễ hội dân gian.

(Bài "Vịnh bàn cờ thắng" của Trần Cao Vân)

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Lê Quang Liêm (sinh năm 1991) là một Đại kiện tướng cờ vua người Việt Nam. Anh là kỳ thủ số 1 Việt Nam và là một trong những kỳ thủ nam hàng đầu châu Á.

Lê Quang Liêm (sinh ngày 13 tháng 3 năm 1991) là một Đại kiện tướng cờ vua người Việt Nam. Anh là kỳ thủ số 1 Việt Nam và là một trong những kỳ thủ nam hàng đầu châu Á. Anh là nhà vô địch thế giới nội dung cờ chớp năm 2013, vô địch châu Á 2019, 2 lần vô địch Giải cờ vua Aeroflot mở rộng, 3 lần vô địch Giải cờ vua quốc tế HDBank.

Lê Quang Liêm được anh trai Lê Quang Long hướng dẫn chơi cờ từ năm 7 tuổi. Anh đoạt ngôi quán quân giải vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi dưới 14 vào năm 2005, 2 lần HCB giải cờ vua trẻ thế giới lứa tuổi 10 và 12 (năm 2001 và 2003), HCV giải vô địch cờ vua châu Á lứa tuổi dưới 16 năm 2006. Sau thành tích thi đấu xuất sắc tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2006 tổ chức tại Ý thắng 5 đại kiện tướng quốc tế, hòa 3 đại kiện tướng quốc tế khác, Liêm được đặc cách phong lên đại kiện tướng quốc tế.

Năm 2008, năm 17 tuổi, Liêm đã tham dự Giải cờ vua thanh niên thế giới dành cho lứa tuổi dưới 20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy thành tích không cao (8 điểm/13 ván, đồng hạng 15) nhưng đã giúp Liêm tích luỹ thêm kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2008, anh đạt 8 điểm / 11 ván (6 thắng 4 hoà 1 thua, trong đó có ván thắng Smeets, hoà Karjakin, Bruzon, Nghê Hoa) góp phần đưa Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 trong một Olympiad cờ vua (9/154 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự), đồng thời hạng nhất nhóm B.

Tại giải Cờ vua Kolkata mở rộng lần 4 (tháng 9) dù chỉ là kì thủ có Elo thứ 14 của giải nhưng Lê Quang Liêm đã giành ngôi vô địch với 8 điểm (10 ván đấu), vượt qua nhiều kì thủ nổi tiếng như Short, Mamedyarov, Nghê Hoa,...

Tiếp đó anh lại tham dự giải cờ vua Tinh Tú ở Chiết Giang (Trung Quốc). Là hạt giống số 1, Lê giành 5 ván thắng liên tiếp từ đầu giải và vô địch sau 9 ván đấu bất bại (+6=3).

Tháng 11, Lê Quang Liêm tham dự Cúp cờ vua thế giới 2009. Anh là kì thủ Việt Nam duy nhất tham dự giải này, sau khi giành thứ hạng cao tại Giải cờ vua cá nhân châu Á trong năm. Liêm gặp Tkachiev ở vòng 1, thủ hoà sau 2 ván cờ truyền thống, tuy nhiên thua sau 3 ván cờ nhanh (tổng tỉ số 1,5 – 3,5).

Tháng 12 Liêm ở vị trí chủ công đã giúp đội cờ vua nam Việt Nam giành ngôi á quân tại giải cờ vua đồng đội châu Á ở Ấn Độ (Tata Steel Asian Team Chess Championship), chỉ xếp sau đội chủ nhà. Bản thân anh thi đấu 6 trận (+4=1-1).

Với những thành tích đạt được, trong bảng xếp hạng của FIDE tháng 1 năm 2010, lần đầu tiên Lê Quang Liêm lọt vào top 100 thế giới (hạng 93) với hệ số Elo cao nhất của các kì thủ Việt Nam từ trước đến thời điểm đó (2647) và top 10 kì thủ trẻ thế giới.

Lê Quang Liêm khởi đầu năm 2010 rất thành công khi tham dự 2 giải cờ vua ở Nga: Moskva mở rộng và Aeroflot. Trong giải Moskva, sau 9 ván đấu, Liêm được 7 điểm (+5 =4), là một trong 4 kỳ thủ cao điểm nhất giải. Khi so sánh hệ số phụ Liêm xếp thứ ba. Ở giải Aeroflot – một trong những giải cờ mở rộng mạnh nhất thế giới – diễn ra ngay sau đó, trong lần thứ 4 tham dự giải, Liêm giành ngôi vô địch với 7 điểm / 9 vòng (+5 =4), có những ván thắng trước các đối thủ mạnh như Bacrot, Bốc Tường Chí. Anh là kỳ thủ châu Á đầu tiên vô địch giải này. Với danh hiệu vô địch giải đấu Lê giành quyền tham dự giải Dortmund trong năm. Cho đến khi kết thúc giải Aeroflot, Liêm có chuỗi 33 ván đấu bất bại (19 thắng 14 hòa). Nhờ vào thành công ở 2 giải đấu này, trong bảng xếp hạng tháng 3 năm 2010 của FIDE, Liêm đã tăng 42 điểm Elo (2689), lọt vào danh sách 50 kỳ thủ hàng đầu thế giới, là kỳ thủ tiến bộ nhất trong top 100. Tháng 7, Liêm tham gia giải Dortmund. Đây là giải cờ mạnh nhất Liêm từng tham gia (hạng 20 với Elo trung bình 2731). Dù là kỳ thủ có Elo thấp nhất trong số 6 kỳ thủ tham dự, với thành tích 5,5 điểm / 10 trận (+2 =7 -1) anh xếp thứ nhì chung cuộc, trong đó có ván thắng nhà vô địch giải Ponomariov. Tháng 9, do thủ tục xuất nhập cảnh, Liêm bỏ lỡ giải cờ vua các câu lạc bộ của Tây Ban Nha. Do đó anh sang Philippines tham dự giải tưởng niệm Campomanes. Là hạt giống số 1 của giải, sau 9 vòng đấu Liêm được 7 điểm (+5 =4) đồng điểm với Triệu Tuấn nhưng kém hệ số phụ, giành ngôi á quân. Sau giải đấu này hệ số Elo hiện thời của Liêm lần đầu tiên vượt hơn 2700 (2701), là kỳ thủ Việt Nam đầu tiên đạt được thành tích này. Tại Đại hội cờ vua thế giới lần thứ 39 diễn ra từ ngày 20 tháng 9 đến 4 tháng 10 tại Khanty - Mansiysk thuộc Liên bang Nga, Lê Quang Liêm ngồi bàn 1 đã thi đấu không thành công, thi đấu đủ 11 trận: 2 thắng, 7 hòa, 2 thua; hệ số Elo thể hiện trong giải (rating performance - Rp) = 2601, giảm 12,1 điểm Elo. Đội nam Việt Nam 12 điểm xếp thứ 52 toàn đoàn. Tại Giải cờ vua nhanh quốc tế Cap d’Agde lần 9 diễn ra từ ngày 23 đến 31-10, sau khi đánh bại người đồng hương Nguyễn Ngọc Trường Sơn ở tứ kết, Lê Quang Liêm đã bại trận trước Nakamura tại bán kết. Sau đó Lê Quang Liêm khoác áo đội tuyển Việt Nam dự giải cờ nhanh cá nhân trong khuôn khổ Asian games. Tại giải này Lê Quang Liêm giành được huy chương bạc (bằng điểm với kỳ thủ giành huy chương vàng nhưng thua đối đầu trực tiếp. Cũng tại giải này, Lê Quang Liêm ngồi bàn 1 cũng thi đấu không thành công khi không đưa đội tuyển Việt Nam vào bán kết. Nhờ những thành tích trong năm, Liêm là một trong 10 vận động viên tiêu biểu Việt Nam 2010.

Giải quốc tế đầu tiên Liêm tham dự trong năm là Tata Steel diễn ra từ 14 đến 30 tháng 1. Anh được mời thi đấu ở hạng B gồm 14 kỳ thủ. Ở những vòng đấu đầu tiên, Liêm bị mệt nên có kết quả không tốt. Do vậy, dù đã tăng tốc ở những vòng đấu sau, anh chỉ đạt vị trí đồng hạng tư với 7,5 điểm / 13 ván (+5 =5 -3), trong đó thắng được nhà vô địch hạng B McShane. Tháng 2, Liêm tiếp tục tham dự giải Aeroflot và sau 9 vòng đấu, với 6,5 điểm (+5=3-1) Liêm là kỳ thủ đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch giải đấu này (bằng điểm với một số kỳ thủ khác nhưng hơn chỉ số phụ). Liêm tiếp tục được mời tham dự giải Dortmund trong năm. Tháng 5, Liêm được mời tham dự Giải cờ vua Tưởng niệm Capablanca. Đây cũng là một giải cờ mạnh, thuộc nhóm 19 (Elo trung bình 2712). Với phong độ cao, Liêm kết thúc 10 ván đấu với 6,5 điểm (+4=5-1), giành ngôi á quân khi bằng điểm với nhà vô địch Ivanchuk nhưng kém chỉ số phụ. Với thành công ở giải đấu này, Elo hiện thời của Liêm một lần nữa lại vượt qua mức 2700. Trong bảng xếp hạng tháng 7 của FIDE, lần đầu tiên Lê Quang Liêm có mức Elo vượt 2700, được 2715 và trở thành kỳ thủ trẻ số 1 thế giới. Cũng trong tháng 7, anh dự giải Dortmund lần thứ hai. Với thành tích bất bại (+1 =9) sau 10 ván, đạt 5,5 điểm, Liêm giành ngôi á quân lần thứ hai liên tiếp.

Ngay sau đó, anh và đồng đội Nguyễn Ngọc Trường Sơn tham dự Cúp cờ vua thế giới 2011, lọt vào đến vòng 3. Đây là thành tích cao nhất của cờ vua Việt Nam tại Cúp cờ vua thế giới từ trước đến nay. Anh thắng kỳ thủ người Indonesia, Megaranto ở vòng 1 và kỳ thủ Nga, Boris Grachev ở vòng hai, trước khi phải dừng bước trước kỳ thủ Cuba, Lazaro Batista Bruzon ở vòng 3. Tháng 10, Liêm dự giải SPICE Cup ở Texas. Đây là giải mời 6 kỳ thủ đấu vòng tròn hai lượt. Liêm là hạt giống số 1 của giải. Sau 10 ván, với 17 điểm (+4 =5 –1), Liêm đoạt chức vô địch, xếp trên Dominguez. Tháng 12, Liêm tham dự nội dung cờ vua ở giải Sportaccord World Mind Games (Giải trí tuệ thế giới) ở Trung Quốc. Các kỳ thủ tham dự đều có Elo trên 2700. Sau hai nội dung cờ nhanh và cờ chớp anh thi đấu không thành công, xếp ở nửa sau bảng xếp hạng. Trong năm 2011, Liêm cũng được mời tham gia thi đấu cho các câu lạc bộ của Đức (Werder Bremen), Pháp (Evry Grand Roque) và Trung Quốc (Thanh Đảo). Anh tiếp tục được bầu chọn là một trong 10 vận động viên tiêu biểu của Việt Nam năm 2011.

Liêm nhận được lời mời tham dự giải ở Gibraltar vào cuối tháng 1 đầu tháng 2. Đây là giải mở có nhiều cao thủ tham gia, với 11 kỳ thủ có Elo trên 2700 . Sau 10 ván đấu, anh đạt 7 điểm (+5 =4 -1) xếp hạng 7 chung cuộc. Ngay sau đó, anh tham gia giải Aeroflot từ 6 đến 17 tháng 2. Đây là giải đấu Liêm là đương kim vô địch. Tuy nhiên anh thi đấu không thành công khi chỉ đạt 4 điểm / 9 ván (+2 =4 -3). Do đó, Elo hiện thời của anh không còn trong nhóm 2700. Sau giải Aeroflot, Liêm tham gia giải HDBank. Anh đạt 7,5 điểm / 9 ván (+6 =3) [34], về nhì sau Nghê Hoa. Tháng 5, anh tham dự Giải vô địch cờ vua cá nhân châu Á 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiếm tìm vé dự Cúp cờ vua thế giới 2013 dành cho 5 kỳ thủ đứng đầu. Tuy là hạt giống số 1 nhưng anh thể hiện phong độ không tốt và chỉ xếp thứ 16 chung cuộc (5,5 điểm / 9 ván; +5 =1 -3). Sau giải cá nhân, anh tiếp tục cùng đội tuyển Việt Nam tham dự giải đồng đội châu Á tại Sơn Đông. Liêm góp phần giúp đội tuyển giành huy chương vàng cờ chớp. Tháng 7, anh được mời tham dự vòng loại Giải vô địch cờ nhanh và cờ chớp thế giới. Liêm lọt vào vòng chung kết cờ chớp sau khi xếp hạng 2 ở vòng loại. Trước các kỳ thủ hàng đầu, anh thi đấu tốt, xếp hạng 7 chung cuộc với 16,5 điểm / 30 ván (+14 =5 -11). Ngay tiếp sau đó, anh tham gia giải ACP Golden Classic từ ngày 14 đến 22 tháng 7. Cuối tháng 8 đầu tháng 9, Liêm giữ vị trí chủ công của đội tuyển Việt Nam tại Olympiad cờ vua thế giới năm 2012. Với thành tích bất bại (6 thắng 4 hoà, trong đó có ván thắng Michael Adams), đạt 8 điểm / 10 ván, anh góp công lớn đưa Việt Nam đạt thành tích cao nhất trong lịch sử là hạng 7 đồng đội nam. Riêng bản thân Liêm có hiệu suất thi đấu lên tới 2787, xếp hạng 5 bàn 1. Về thi đấu cho các câu lạc bộ, Liêm tiếp tục khoác áo Thanh Đảo tham dự Giải vô địch đồng đội Trung Quốc[43], Evry Grand Roque dự Giải vô địch đồng đội Pháp (đứng hạng 3 chung cuộc.

Bỏ qua những thành tích không tốt tại 2 giải Chess Gibraltar và Aeroflot đầu năm, vào những ngày cuối tháng 3, Lê Quang Liêm tham gia giải HD Bank Cup Open 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giải đấu tổ chức lần thứ 3 quy tụ nhiều kỳ thủ xuất sắc đến từ Trung Quốc, Philippin, Hungary và chủ nhà Việt Nam. Có thể kể đến Ferenc Berkes (Elo 2702), Yu Yangyi (2696), Nguyễn Ngọc Trường Sơn (2647),... Giải diễn ra trong 5 ngày từ ngày 19/3 đến hết ngày 24/3. Sau 9 ván đấu Lê Quang Liêm được 7,5/9 điểm với thành tích bất bại (+6 =3), xếp trên kỳ thủ Lô Thượng Lỗi (2552) của Trung Quốc (được 7/9 điểm) và giành ngôi vô địch. Đây là chức vô địch đầu tiên của Liêm khi tham dự giải HD Bank Cup sau 2 lần lỡ hẹn ở các năm trước. Từ ngày 16/05 đến ngày 26/05, Lê Quang Liêm tiếp tục tham dự giải vô địch châu Á được tổ chức tại Philippines. Liêm thi đấu khá thành công ở nội dung cờ tiêu chuẩn khi xếp thứ 4 chung cuộc với 6,5/9 đồng thời đạt 1 suất tham dự Cúp thế giới. Sau đó anh tiếp tục tham dự nội dung cờ chớp và giành ngôi vô địch với 8,5/9. Tại Giải vô địch thế giới cờ nhanh và cờ chớp diễn ra tại Nga vào tháng 6, Liêm đã xuất sắc giành chức vô địch nội dung cờ chớp với 20,5 điểm/30 ván (+14=13–3), trở thành nhà vô địch thế giới cờ chớp mới. Ở nội dung cờ nhanh anh cũng thi đấu tốt và giành hạng 4 chung cuộc với 10 điểm/15 ván (+7=6–2), hai ván thua trước hai kỳ thủ xếp đầu. Với thành tích vô địch cờ chớp thế giới, Lê Quang Liêm xếp thứ hai trong danh sách mười vận động viên Việt Nam tiêu biểu năm 2013.

Giải vô địch cờ nhanh và cờ chớp thế giới năm 2014 diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào tháng 6 đã quy tụ nhiều kỳ thủ mạnh: 8 trong 10 kỳ thủ cờ nhanh hàng đầu và cả 10 kỳ thủ cờ chớp hàng đầu thế giới. Lê Quang Liêm xếp thứ 19 nội dung cờ nhanh với 9 điểm / 15 ván (+7 =4 –4) và xếp thứ 4 nội dung cờ chớp với 14 điểm / 21 ván (+12 =4 –5), trong đó có những ván thắng trước các kỳ thủ mạnh như hạt giống số 1 Nakamura, cựu vua cờ Anand. Tháng 8, anh cùng với các đồng đội Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Văn Huy và Nguyễn Huỳnh Minh Huy tham dự giải cờ vua đồng đội thế giới 2014 tổ chức tại Tromsø (Na Uy). Với kết quả +3-2=5 (thua Michael Adams và Francisco Pons Vallejo), anh bị mất 4 điểm ELO tại giải này.

Tháng 3 anh liên tiếp đạt 2 chức vô địch: Giải khu vực 3.3 Cờ vua Thế giới và giải HD Bank Cup Open 2015 cùng tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với chức vô địch giải khu vực 3.3, Quang Liêm giành được suất tham dự Cúp cờ vua thế giới 2015. Tháng 9 Liêm tham dự Cúp cờ vua thế giới 2015 tại Baku, Azerbaijan. Vòng 1 Liêm thắng Durarbayli sau hai ván tiêu chuẩn với tỉ số 1,5-0,5. Vòng 2 Liêm hòa cả hai ván tiêu chuẩn với Vitiugov và thắng cờ nhanh, tỉ số chung cuộc 2,5-1,5. Vòng 3 Liêm dừng bước sau khi thua So ở cờ nhanh, tỉ số chung cuộc 1,5-2,5. Kết thúc giải, Elo của anh quay trở lại mức 2700. Trong tháng 10 Liêm bỏ giải vô địch nhanh chớp thế giới để tham gia Millionaire Chess tại Las Vegas, Mỹ (vì hai giải đấu trùng thời gian). Sau vòng loại 7 ván Liêm ở trong nhóm 3 kỳ thủ đứng đầu với 6 điểm (+5=2), lọt vào bán kết. Ở bán kết và chung kết các kỳ thủ thi đấu hai ván cờ nhanh. Tại bán kết anh thắng Lenderman cả hai ván. Đến chung kết anh thua Nakamura 0,5-1,5, giành ngôi á quân với giải thưởng 50 000 đô la tiền thưởng. Trong tháng 10 Quang Liêm tham gia giải SPICE Cup 2015 tại Đại học Webster, nơi Liêm theo học. Với thành tích bất bại sau 9 ván, đạt 7 điểm (+5 =4), Liêm đã giành chức vô địch. Đây là chức vô địch thứ hai của anh tại giải, sau lần đầu tiên năm 2011. Đồng thời Elo của anh cũng đạt mức đỉnh cao cá nhân mới là 2718 trong bảng xếp hạng tháng 11.

Đầu tháng 4, Lê Quang Liêm cùng đồng đội Đại học Webster bảo vệ thành công chức vô địch giải College Final Four. Là đội trưởng đội tuyển, anh đóng góp chính cho chức vô địch của đội khi toàn thắng cả ba ván ở bàn 1. Vì bận tham gia Final Four nên Quang Liêm không dự nội dung tiêu chuẩn ở Giải đồng đội châu Á mà chỉ dự nội dung nhanh và chớp.

Sau đó, tại Giải đồng đội châu Á, anh cùng đồng đội giành hai huy chương bạc ở nội dung nhanh và chớp, đều thất bại trước Trung Quốc ở chung kết. Tháng 6, Quang Liêm dự Giải vô địch cờ vua châu Á, xếp hạt giống số 1. Anh bất bại và dẫn đầu đến trước vòng cuối cùng. Tuy nhiên thất bại ở vòng cuối trước Surya Sekhar Ganguly khiến anh chỉ giành được ngôi á quân chung cuộc với 6,5 điểm / 9 ván (+5 =3 –1). Đây là lần đầu tiên Quang Liêm giành được huy chương châu lục.

Lê Quang Liêm khởi đầu năm 2017 với việc tham dự Giải cờ vua quốc tế HDBank vào tháng 3. Sau 9 vòng đấu, anh độc chiếm ngôi đầu với 7 điểm (+5 =4) và lần thứ ba giành ngôi vô địch HDBank. Vào đầu tháng 7, Quang Liêm dự giải World Open 2017 với tư cách hạt giống số 1. Đây là giải đấu đầu tiên sau khi anh tốt nghiệp đại học. Anh xếp đồng hạng nhì chung cuộc (sau Tigran L. Petrosian) với 7/9 điểm (+5 =4). Ngay sau đó, cũng trong tháng 7, Quang Liêm dự giải Siêu đại kiện tướng lần thứ 8 tại Đam Châu, Trung Quốc. Sau 9 ván, anh đạt 5,5 điểm (+2 =7), bằng điểm với Đinh Lập Nhân nhưng hơn hệ số phụ, giành ngôi á quân, kém nhà vô địch Vi Dịch 1 điểm. Từ ngày 14 tới ngày 18 tháng 8, Liêm dự giải St. Louis trong hệ thống Grand Chess Tour với tư cách kỳ thủ mời. Tham dự giải đấu có các kỳ thủ chính thức của Grand Chess Tour là Nakamura, Caruana, Aronian, Karjakin, Anand, Nepomniachtchi và các kỳ thủ mời là Kasparov, Dominguez và Navara. Đây là giải đấu chính thức đầu tiên của vua cờ Kasparov sau 12 năm giải nghệ.

Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 9, Liêm tham gia Cúp cờ vua thế giới. Anh thắng Kunin ở vòng 1 và thua Vidit Santosh Gujrathi ở vòng 2. Tháng 9 năm 2017, tại Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á 2017, Quang Liêm đã giành cả ba huy chương vàng ở các nội dung tham dự, gồm cá nhân nam, cờ nhanh đôi và cờ chớp đôi (cùng Nguyễn Ngọc Trường Sơn), trở thành vận động viên giàu thành tích nhất của Việt Nam ở đại hội này. Tháng 12, Quang Liêm tham dự Giải cờ vua tại Đại hội Thể thao Trí tuệ Thế giới, gồm ba nội dung cờ nhanh, cờ chớp và cờ xứ Basque. Ở nội dung cờ nhanh anh đạt 4,5/7 điểm (+3 =3 –1), xếp đồng hạng nhất cùng Andreikin và Mamedyarov, giành huy chương đồng sau khi xét hệ số phụ.

Tại Giải vô địch cờ vua châu Á ở Makati, Quang Liêm về hạng ba chung cuộc với 6,5/9 điểm. Kết quả này giúp anh có được suất tham dự Cúp cờ vua thế giới 2019.

Quang Liêm tham dự Giải vô địch cờ vua châu Á tại Hình Đài, Trung Quốc vào tháng 6. Sau 9 vòng đấu anh bất bại với 7 điểm (+5 =4) và lên ngôi vô địch, hơn nhóm tiếp theo nửa điểm. Đây là lần đầu tiên một kỳ thủ Việt Nam vô địch cá nhân nam châu Á. Sau đó anh tiếp tục giành huy chương bạc nội dung cờ chớp ở giải này. Tháng 7 Quang Liêm dự Giải cờ vua World Open. Anh bất bại đạt 7,5/9 điểm (+6 =3). Sau khi cầm đen hòa ván playoff với kỳ thủ đồng điểm Jeffery Xiong, Quang Liêm lên ngôi vô địch. Đây là chức vô địch thứ ba liên tiếp của anh và chức vô địch đầu tiên ở World Open. Tháng 9, tại Cúp cờ vua thế giới 2019, anh thua Levon Aronian ở vòng bốn, sau khi vượt qua Korobov và Artemiev ở hai vòng trước đó. Thành tích này ngang với thành tích cao nhất của anh ở Cúp cờ vua thế giới năm 2013.

Quang Liêm được mời tham dự giải Sigeman & Co. Đây là giải đấu cờ bàn đầu tiên của anh trong năm 2021.

Tuy nhiên sau đó anh không tham gia giải này.

Quang Liêm được mời tham dự các giải Praha và Biel.

Tại giải Oslo Esports Cup 2022, Quang Liêm lần đầu tiên thắng đại kiện tướng số 1 thế giới Magnus Carlsen ở hình thức thi đấu online. Sau đó Quang Liêm giành ngôi á quân giải đấu, xếp sau Jan-Krzysztof Duda.

Sau giải Oslo Esports Cup 2022, Quang Liêm trở về Việt Nam để tham dự Sea Games 31 trên sân nhà, tại đây Lê Quang Liêm đã giành 2 tấm HCV nội dung cờ nhanh, cờ chớp và HCB nội dung cờ chớp cá nhân.

Vào tháng 6, Quang Liêm tham dự giải Praha Chess Festival bảng Masters, anh bất bại toàn giải với 6/9 điểm (+3 =6), giành ngôi á quân sau kỳ thủ người Ấn Độ Pentala Harikrishna