Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy là một trong ba phương thức tuyển sinh Đại học chính quy năm 2024 (bên cạnh phương thức Xét tuyển tài năng, Xét tuyển bằng điểm thi TN THPT). Kỳ thi Đánh giá tư duy 2024 do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức sẽ được tổ chức thành 6 đợt thi bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị trong 02 năm để đăng ký xét tuyển và các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.

Phổ điểm kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 đợt 1

Kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa diễn ra ngày 10/6 với 6.967 thí sinh dự thi (Có 7.310 thí sinh đăng ký dự thi). Theo thống kê kết quả thi đợt 1, Thí sinh có mức điểm cao nhất là 96,49/100, điểm thấp nhất 20,97. Có 6 thí sinh đạt số điểm trên 90, 38 thí sinh đạt trên 80 điểm. Tỷ lệ thí sinh đạt số điểm trên 70 khoảng 4,6%, gần 24% đạt trên 60 điểm và đạt trên 50 điểm chiếm tới 65,8%.

Phổ điểm kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 đợt 1

Phổ điểm kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 đợt 3

Kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 3 được ĐH Bách Khoa Hà Nội phối hợp cùng một số trường đại học, học viện đã được tổ chức ngày 8/7.

Trong đợt thi này, số thí sinh dự thi là 7022, đạt gần 90% so với tổng số thí sinh đăng ký (có tổng số 8707 thí sinh đăng ký dự thi). Có 2 thí sinh đạt số điểm trên 90, trên 80 điểm có 43 thí sinh. Tỷ lệ thí sinh đạt số điểm từ 70 trở lên chiếm khoảng 6,05%, đạt từ 60 điểm trở lên chiếm khoảng 31,2% và đạt trên 50 điểm khoảng 72,6%. Chi tiết về phổ điểm kỳ thi Đánh giá tư duy đợt 3 năm 2023 như sau:

Phổ điểm kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 đợt 3

Theo như kết quả công bố, thí sinh có số điểm dự thi cao nhất đạt 92,97/100 điểm. Số điểm trung bình của phổ điểm đợt 3 là 55,63/100 và điểm trung vị là 55,35/100.

Như vậy, cả 3 đợt thi Đánh giá tư duy có 10.973 thí sinh dự thi. Điểm trung bình phổ điểm đạt 51,52 điểm, trung vị tại 54,2 điểm. Thí sinh có số điểm cao nhất đạt 96,49, có 7 thí sinh đạt trên 90 điểm và 73 thí sinh đạt trên 80 điểm. Nếu tính theo tỉ lệ thí sinh đạt số điểm trên 70 điểm đạt gần 6,2%.

Phổ điểm đánh giá tư duy được lấy điểm cao nhất qua 3 lần thi của ĐH Bách khoa Hà Nội như sau:

Trên đây là chi tiết về Phổ điểm thi Đánh giá tư duy cả 3 đợt do Đại Học Bách Khoa Hà Nội tổ chức năm 2023. Các bạn thí sinh có thể tham khảo và dự đoán điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội cũng như lên chiến lược ôn luyện thi để tham dự Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2024.

Ngày 2/11, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố kế hoạch tổ chức Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2025 (TSA), tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.

Mục tiêu của Bài thi TSA là đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.

Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn, chia thành ba đợt thi vào các ngày cuối tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trên toàn quốc. Nhà trường dự kiến tổ chức mỗi đợt thi với 3-4 ca thi tại 30 điểm thi, bao gồm cả các điểm thi mở rộng ở khu vực Tây Bắc, cụ thể là tỉnh Lào Cai. Với số lượng thí sinh dự kiến tăng lên, kỳ thi TSA năm nay có thể đáp ứng khoảng 75.000 lượt thi.

- Đợt đầu tiên vào 18-19/1/2025, mở đăng ký từ 1-6/12/2024;

- Đợt hai từ 8-9/3/2025, mở đăng ký từ 1-6/2/2025;

- Đợt cuối vào 26-27/4/2025, đăng ký từ 1-6/4/2025.

Thông tin đăng ký thi TSA có thể tham khảo tại: [https://tsa.hust.edu.vn](https://tsa.hust.edu.vn).

Bài thi TSA, từ năm 2023, đã được thiết kế để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và sẽ duy trì ổn định trong thời gian tới. Cấu trúc của TSA bao gồm ba phần độc lập nhằm đánh giá các năng lực tư duy của thí sinh mà không kiểm tra trực tiếp kiến thức của môn học cụ thể nào. Cụ thể, bài thi được chia thành:

- Tư duy Khoa học và Giải quyết vấn đề (60 phút).

Các phần thi sẽ thực hiện trên máy tính dưới hình thức trắc nghiệm, với kết quả có giá trị trong vòng hai năm, phục vụ cho công tác xét tuyển đại học.

Đại học Bách khoa Hà Nội đã áp dụng các công nghệ khảo thí hiện đại trong kỳ thi TSA, bao gồm xây dựng câu hỏi chuẩn hóa, lý thuyết cầu trong thiết kế đề thi, công nghệ chấm thi theo mô hình IRT nhiều tham số, cùng hệ thống check-in tự động kết hợp căn cước công dân để nhận diện thí sinh, nhằm ngăn ngừa gian lận và đảm bảo tính công bằng cho kỳ thi.

Trong năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thành công sáu đợt thi vào các cuối tuần với 30 điểm thi trên cả nước, bao gồm Hà Nội và 11 tỉnh thành khác như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, và Đà Nẵng. Tổng số lượt thi đạt gần 50.000, với khoảng 21.000 thí sinh tham gia. Kết quả kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng làm tiêu chí tuyển sinh cho năm học 2024-2025, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của kỳ thi này trong công tác tuyển sinh.

Ngày 13/4, Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK) công bố kết quả thi thử kỳ thi đánh giá tư duy. Đây là đợt thi do nhà trường tổ chức trực tuyến ngày 9/4, giúp thí sinh làm quen với cấu trúc, cách thức thi của bài thi năm 2023.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm ngoái của ĐHBK Hà Nội (Ảnh: P.H).

Theo PGS. Vũ Duy Hải, Phó trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội, số lượng thí sinh trả lời đúng từ 60-70 câu chiếm tỷ trọng cao nhất.

Thống kê qua hệ thống, gần 6.000 thí sinh tham gia thi thử với đầy đủ 3 phần thi. Phân tích kết quả cho thấy, tổng thể bài thi đạt chất lượng tốt, có độ tin cậy cao, bao phủ được toàn bộ yêu cầu về mục tiêu đề ra.

Phổ điểm có hình chuông với đỉnh phổ ở khoảng 6-6,5 điểm, thể hiện tính phân loại cao để phục vụ tuyển sinh đại học.

Trong bảng vàng kết quả bài thi, có 3 thí sinh đạt điểm cao nhất với số điểm 93/100 câu. Đặc biệt, bài thi có bốn thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần tư duy toán học và một thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần tư duy đọc hiểu.

Dựa trên kết quả làm bài của thí sinh, hệ thống đã phân tích biểu đồ phân bố khả năng tư duy của thí sinh, phổ điểm của bài thi (số lượng câu trả lời đúng chưa theo trọng số) theo 3 phần thi như sau:

Phổ điểm thi thử bài thi toán (Ảnh: P.H).

Bài thi thử kỳ thi đánh giá tư duy của ĐHBK Hà Nội được thiết kế minh họa theo cấu trúc và nội dung của một bài thi thật, gồm có 3 phần: Tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy khoa học/giải quyết vấn đề.

Trong đó, phần thi tư duy toán học gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm (60 phút); phần thi tư duy đọc hiểu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm (30 phút); phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm (60 phút). Thí sinh lần lượt làm từng phần thi theo đúng khung thời gian quy định với tổng thời lượng là 150 phút.

Hội đồng tuyển sinh kỳ thi đánh giá tư duy cho biết, sẽ tiếp tục mở hệ thống thi thử để thí sinh có thể trải nghiệm và ôn tập bài thi tại nhà đến cuối tháng 4.

Phổ điểm thi thử bài thi đọc hiểu (Ảnh: P.H).

Với phổ điểm trên đây, PGS. Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Tuyển sinh ĐHBK Hà Nội cho rằng, kỳ thi không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ bởi đa số thí sinh có thể hoàn thành bài thi với số điểm tốt.

Với những điều chỉnh về nội dung của kỳ thi năm nay, đánh giá tư duy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh để các em có thể tự tin sử dụng kết quả của kỳ thi xét tuyển vào trường đại học mong muốn.

Theo đề án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức thi chính thức trong 3 đợt vào các ngày 10/6, 17/6 và 8/7.

Phổ điểm thi thử bài thi khoa học/giải quyết vấn đề (Ảnh: P.H).

Kỳ thi dự kiến được tổ chức tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Đà Nẵng.

Từ 9h00 ngày 10/4/2023, Hệ thống đăng ký dự thi chính thức mở và đến nay ghi nhận hơn 10.000 lượt đăng ký trên trang chủ.

Theo danh sách từ ĐHBK Hà Nội, hiện đã có hơn 30 trường ĐH khác trong cả nước sẽ sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển đại học năm 2023.