Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

lý do Australia nâng cấp quan hệ với Việt Nam

Theo ông Carlyle Thayer, có 3 lý do Australia nâng cấp quan hệ với Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam nhất quán coi ASEAN là một tổ chức khu vực và Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tiến trình phát triển của ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam ổn định về chính trị, độc lập và có tầm nhìn chiến lược.

Thứ hai, Australia và Việt Nam là những đối tác thương mại hàng đầu của nhau và nền kinh tế của hai nước mang tính bổ sung cho nhau.

Thứ ba, hai nước có mối quan hệ giao lưu nhân dân mạnh mẽ.

Australia đã trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện của ASEAN vào năm 2021.

Tại Hội nghị đặc biệt ASEAN-Australia, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố Melbourne vạch ra định hướng hợp tác toàn diện giữa hai bên trong một loạt các lĩnh vực, như thương mại và đầu tư, chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế số, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu. Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ những sáng kiến mới của Thủ tướng Anthony Albanese.

Khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam gồm 6 lĩnh vực hợp tác lớn: Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh và tư pháp; thúc đẩy gắn kết kinh tế; xây dựng tri thức và kết nối nhân dân; tăng cường hợp tác về khí hậu, môi trường và năng lượng; hỗ trợ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; củng cố hợp tác khu vực và quốc tế.

Lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa hai nước gồm: Thương mại và đầu tư, công nghệ, môi trường, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững tiểu vùng Mekong, và an ninh hàng hải. Tất cả những lĩnh vực này sẽ có thêm nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực.

Về an ninh quốc phòng, hai bên sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin và tình báo, tăng cường hợp tác hàng hải, mở rộng hợp tác an ninh mạng và công nghệ thiết yếu, gồm các sáng kiến tăng cường năng lực để xử lý các thách thức an ninh mạng. Trong lĩnh vực an ninh và tư pháp, cơ chế đối thoại sẽ được nâng lên cấp bộ trưởng.

Trước đó, trong cuộc gặp gỡ báo chí chung với Thủ tướng Phạm Minh Chính sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Australia nhấn mạnh, việc nâng cấp mối quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện sẽ đưa Australia và Việt Nam trở thành một trong những "đối tác quan trọng nhất của nhau".

Khuôn khổ đối tác mới nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước sâu rộng, thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực, như chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tài nguyên, bao gồm các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, thương mại đầu tư, nông nghiệp, quốc phòng, giáo dục, đào tạo…

Mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia có thêm một số trụ cột về hợp tác chống biến đổi khí hậu, môi trường và hợp tác về năng lượng, khi cả Australia và Việt Nam đều có cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong khi đó, với khuôn khổ quan hệ mới này giữa hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát, bổ sung thành "6 điểm hơn" như sau: Tin cậy chính trị, ngoại giao cao hơn; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bao trùm, thực chất, hiệu quả hơn: thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn; hợp tác văn hoá, giáo dục đào tạo, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện, sâu sắc hơn; giao lưu nhân dân, kết nối giữa các thế hệ rộng mở, chân thành hơn; hiểu nhau, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn về an ninh-quốc phòng, hướng tới hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.