Là người theo đạo Phật, chắc hẳn chúng ta đều nghe nói đến Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc Tông. Nghe qua thì có vẻ như hai trường phái này đối lập hẳn với nhau và không có một mối liên hệ gì với nhau. Nhưng sự thật có đúng như vậy hay không, chúng ta đã hiểu đúng về hai trường phái này hay chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về hai trường phái Phật giáo này.

Phân biệt phật giáo Nam Tông và Bắc Tông:

Trong quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ Phật giáo đã được truyền sang các nước lân cận, ra khu vực Á đông và phát triển trên toàn thế giới. Sự phát triển này, được chia theo 2 hướng: về phương Bắc, gọi là Phật giáo Bắc Tông, mang tư tưởng Đại thừa. Về phương Nam, gọi là Phật giáo Nam Tông, mang tư tưởng Tiểu thừa.

Sự phân chia này không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi, địa vị mà do khác biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật

Hiện nay Phật giáo có mấy phái?

Phật giáo có 2 hệ phái lớn đó là: Phật giáo Nam tông (phái Tiểu thừa) và Phật giáo Bắc tông (phái Đại thừa). Từ hai phái lớn này, Phật giáo lại chia thành nhiều tông phái, và các sơn môn khác nhau.

Phật giáo Nam tông có tông phái Thành thực tông, Câu xá tông, Luật tông…

Phật giáo Bắc tông có tông phái như Tam luận tông, Pháp tướng tông, Hoa nghiêm tông, Thiên thai tông, tịnh độ tông, Chân ngôn tông (hay còn gọi là Mật tông) , Thiền tông.

Những người theo Tiểu thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình

Phái Tiểu thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn là hai phạm trù khác biệt nhau, chỉ khi nào con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới lên được Niết Bàn. Niết Bàn là cõi hư vô, là nơi đã giác ngộ, ở đó không còn khổ não. Muốn đạt tới Niết Bàn, con người phải từ bỏ cuộc sống thế tục và sống một cuộc sống tôn giáo.

Phật giáo Tiểu thừa bảo vệ sự tuân thủ nghiêm ngặt của giáo quy, bám sát các giáo điều của đạo Phật nguyên thủy. Theo các môn đồ Tiểu thừa thì phái này đại diện cho học thuyết thuần khiết và khởi thủy như những gì mà Phật đã thuyết giảng.

Những quan niệm của nó chủ yếu dựa vào các kinh ghi lại lời dạy của Phật tổ, quy tắc kỷ luật tu hành dựa vào Luật tạng. Phái Tiểu thừa được truyền bá ra nhiều nơi, từ Xri Lanka đến Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam…Quá trình phát triển của phái Tiểu thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu như Thành thực tông, Luật tông, Câu xá tông…

Phái Đại thừa (Mahayana) nghĩa là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn” được gọi là tôn giáo cải cách. Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy. Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt.

Vì vậy, chủ trương người theo đạo Phật Đại thừa không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản thân mà còn có thể giúp nhiều người cùng giải thoát, giác ngộ. Đại thừa chủ trương mỗi người có thể đến Niết Bàn chỉ bằng sự cố gắng của mình, đồng thời chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.

Tại sao có sự phân chia trường phái Phật giáo?

Sự phân chia các trường phái Phật giáo không phải nguyên do tranh giành về quyền lợi, địa vị hay mâu thuẫn về tổ chức. Mà do sự khác nhau về kinh điển, giáo thuyết. Phật Thích Ca thuyết giảng về những điều đơn giản trong việc tiếp cận, giáo hóa, nhưng về sau này các bài thuyết giảng ngày được nâng cao hơn. Trong giai đoạn mới ra đời, Phật giáo còn nhiều sự hiểu khác nhau về giáo pháp. Nên trong quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo, nhất là trong trường phái Phật giáo Bắc tông từ chủ trương tùy duyên chúng sinh mà hành hóa càng là cơ sở để hình thành pháp môn tu hành.

Sự phân chia trường phái Phật giáo hình thành khi nào ?

Ngay từ thời kỳ đầu, Phật giáo đã hình thành 2 phái lớn là Đại chúng bộ và Thượng Tọa Trưởng Lão bộ. Tại Đại hội tập kết kinh điển lần thứ II, phái Đại chúng bộ chủ trương, sử dụng Kinh – Luật - Luận để hành đạo. Còn phái  Thượng Tọa Trưởng Lão bộ chủ trương bảo thủ Kinh – Luật - Luận trong hành đạo.

Biểu đồ trên là cơ sở của Bộ phái Phật giáo, dù phân thành Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ, nhưng tất cả hai mặt đều đặt nền tảng căn bản trên giáo lý của đức Phật.

Hai phái hình thành chính thức, nhưng chưa có danh xưng trong Đại hội tập kết kinh điển lần thứ IV. Sau đó, khi phái Đại chúng bộ phát triển, thì Phật giáo mới sử dụng tên Tiểu thừa, thay cho phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ và Đại thừa, thay cho phái Đại chúng bộ.

Phật giáo Tiểu thừa đa số truyền đến phía Nam nên được gọi là Phật giáo Nam tông (hay có tên gọi khác là Phật giáo nguyên thủy). Phái Đại thừa hầu như truyền đến các nước ở phía Bắc nên được gọi là Phật giáo Bắc tông.

Địa chỉ cung cấp tượng phật bằng đồng uy tín chất lượng

có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt).

Với các sản phẩm đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng: như đồ thờ, tượng phật đồng, tranh đồng ... Ngoài ra còn nhận làm sản phẩm theo yêu cầu, giá cả hợp lý. Chắc chắn có thể làm hài lòng được ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 0912.055.661 để được hỗ trợ tốt nhất.

Phật giáo là một tôn giáo, về mặt triết học nó là những tư tưởng, giáo lý, giải thích các hiện tượng xung quanh về tự nhiên, tâm linh, xã hội,…Mặc dù cùng chung xuất phát điểm, nhưng trong quá trình phát triển, lại chia thành nhiều trường phái khác nhau. Bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau phân biệt Phật giáo Nam tông - Bắc tông khác nhau như thế nào? các bạn nhé!

Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác

Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, giống như Thiên đường của các tôn giáo khác. Ngoài Niết bàn, Đại thừa còn tạo ra địa ngục để trừng trị những kẻ tội lỗi, những ai không tuân thủ giáo quy.

Với quan điểm cách tân của mình, Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Trong quá trình đó, phái Đại thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.

Ở Việt Nam - một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới

Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác như Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư... Ai cũng có thể trở thành Phật và thực tế đã có nhiều người thành Phật như Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát...

Với quan niệm đó, những chùa theo Phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật. Bồ Tát cũng là đối tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Trong các vị đó, Quan Âm Bồ Tát được kính trọng nhất.

Sự khác nhau của Phật Giáo Nam Tông và Bắc Tông

Qua nghiên cứu qua sử sách và cách thức hành đạo giữa hai trường phái phật giáo Nam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Cho thấy sự khác nhau chủ yếu là bởi các lý do sau:

Qua bài viết hy vọng các bạn hiểu thêm về sự phân biệt giữa 2 trường phái lớn Phật giáo nam tông - bắc tông. Phật giáo là tôn giáo có nhiều trường phái khác nhau, nhưng đều thờ chung một vị đấng tối cao là Đức phật. Hiện nay Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới với quá trình hình thành và phát triển lâu đời.

---- Tham khảo thêm các bài viết tại đây-----