Vì sao phân tích AND sàng lọc bệnh di truyền trước sinh NIPT lại có kết quả chính xác tới 99,99999% ?
Xét nghiệm chọc ối (羊水検査- yousui kensa)
Đây là xét nghiệm thực hiện trong khoảng từ tuần 15 đến tuần 17, được khuyến khích với các mẹ bầu trên 35 tuổi. Chi phí tầm 12 man đến 15 man yên tùy bệnh viện.
Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (絨毛検査- Ju-mo- kensa)
Xét nghiệm này được cho là độ chính xác khá cao tuy nhiên có thể gây nguy cơ sảy thai cho mẹ. Được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 tuần và chi phí khoảng 10~20 man yên Nhật.
Xét nghiệm máu (母体血清マーカーテスト-Botai kessei ma-ka- test)
Xét nghiệm này gần giống với double test và triple test ở Việt Nam. Thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 20 để xác định nguy cơ dị tật nhiễm sắc thể. Chi phí cho xét nghiệm này khoảng từ 1 man đến 2 man. Mẹ có thể hỏi ngay bệnh viện mình đang thăm khám xem có dịch vụ này không hoặc nhờ người ta giới thiệu bệnh viện để thực hiện nhé.
Quy trình khám thai định kì tại Nhật
Trước hết, các mẹ có thể tham khảo bài viết khác của Momiji’s family để tìm hiểu các tips chọn bênh viện khám thai, và các từ tiếng Nhật thường dùng khi đi khám nhé!
5 điều cần cân nhắc khi mang thai tại Nhật
Từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành bầu bí sinh đẻ (^^) Dành cho mẹ Việt ở Nhật
Kinh nghiệm khám thai lần đầu ở Nhật
Bảng dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết nội dung khám thai định kỳ tại Nhật dựa trên tiêu chuẩn của bộ Y tế Nhật Bản.
Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi kiểu mới (新型出生前診断-Shingata syusseizen shindan)
Đây là phương pháp xét nghiệm mới được cho là độ chính xác cao và an toàn hơn xét nghiệm chọc ối và sinh thiết gai nhau. Thực hiện từ tuần thai thứ 10 và chi phí vào khoảng 20 man.
Còn một loại dịch vụ nữa là để tầm soát dị tật thai nhi nếu mẹ thấy siêu âm tại bệnh viện mình đang theo dõi quá sơ sài, mẹ có thể dùng dịch vụ 胎児ドック (Taiji dokku) trong ba tháng đầu và ba tháng giữa của thai kì. Bác sỹ siêu âm sẽ siêu âm kĩ các bộ phận tay chân, nội tạng, não em bé… Dịch vụ này đa số chỉ có ở một số các phòng khám tư và giá cả thì tầm 2 man~4 man một lần.
Ngoài các xét nghiệm tầm soát sàng lọc trước sinh nói trên, thì đối với các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dính ngón tay chân hay các dị tật về não, tim phổi, mình thấy các bác sỹ họ sẽ siêu âm rất kĩ vào các mốc tuần 16 và tuần 22 của thai kì và giải thích cho mẹ hiểu. Về vấn đề này thì mẹ cứ an tâm đi nhé.
Trên đây là những thông tin dựa trên kinh nghiệm và tìm hiểu của Momiji’s family. Nếu các mẹ có thắc mắc hoặc kinh nghiệm khác, mời các mẹ chia sẻ tại mục comment nhé. Chúc các mẹ và các bé yêu luôn luôn khỏe mạnh.
Chi phí các lần khám thai tại Nhật
Các nội dung khám nói trên là các nội dung căn bản dựa theo tiêu chuẩn của bộ Y tế Nhật. Do đó hầu hết thủ tục thăm khám và xét nghiệm đều được nhận vé trợ cấp khám thai từ quận hay thành phố, sau khi mẹ hoàn thành thủ tục nhận sổ mẹ và bé. Khi xác định có tim thai, bệnh viện sẽ viết giấy xác nhận để mẹ lên quận nhận sổ mẹ và bé.
Thủ tục xin cấp sổ mẹ và bé 母子手帳 tại Nhật
Tuy nhiên một số trường hợp mẹ siêu âm sớm chưa thấy tim thai, thì mẹ sẽ phải đến bệnh viện siêu âm lại và mỗi lần siêu âm này đều không được hỗ trợ, do đó lần đầu đi khám thai cho đến khi nhận được vé trợ cấp khám thai, mẹ sẽ phải chuẩn bị khá nhiều tiền mỗi lần thăm khám nhé.
Dựa vào thông tin trên, mẹ có thể hình dung tổng chi phí trong cả quá trình mang bầu rồi phải không? Theo tính toán sơ sơ của mình, đa số các mẹ sẽ phải chuẩn bị tầm 5 man yên cho cả quá trình nhé.
Ngoài các lần khám thai trên, mẹ còn nhận được phiếu trợ giúp khám răng tại các phòng khám nha khoa. Mẹ chỉ phải trả 500 yên cho lần khám răng này thôi.
Sức hút lớn từ môi trường giáo dục hiện đại
Là tỉnh miền núi, nhưng nhờ thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, đến nay tỉnh Đắk Lắk đã có gần 100 cơ sở giáo dục ngoài công lập. Trong đó, có 4 trường có cấp THPT với khuôn viên xanh, sạch, đẹp; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đồng bộ. Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động và được đào tạo bài bản cùng với đó là môi trường giáo dục hiện đại.
Đó chính là những thế mạnh tạo sức hút đối với học sinh cả trong và ngoài tỉnh.
Cả 4 trường này đều đóng tại khu vực trung tâm TP Buôn Ma Thuột, gồm: Tiểu học, THCS và THPT Victory; Tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt THCS và THPT Đồng Du và THPT Phú Xuân.
Khuôn viên khang trang, hiện đại của Trường Tiểu học, THCS & THPT Hoàng Việt, Đắk Lắk. (Ảnh: HV)
Với triết lý "Giáo dục khai phóng" cùng cơ sở vật chất thuộc top đầu không chỉ của Đắk Lắk mà còn của cả nước, Trường Tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt hiện thu hút học sinh của gần 30 tỉnh thành về theo học. Nhà trường luôn có định hướng giáo dục mở, tạo nhiều sân chơi để các em phát triển toàn diện, minh chứng rõ nhất là học sinh nhà trường đã đạt giải Nhất tại Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia 2020 và giành giải cao tại các cuộc thi, kỳ thi quốc gia khác.
Trong khi đó, Trường Tiểu học, THCS và THPT Victory với thế mạnh dạy song ngữ, trong đó năm học 2023-2024 hơn 80% học sinh khối 12 có chứng chỉ Cambridge là sự khẳng định chắc chắn cho chất lượng đào tạo của đơn vị.
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại Trường Tiểu học, THCS & THPT Victory. (Ảnh: HN)
Trường THPT Phú Xuân cũng là một địa chỉ giáo dục đã và đang khẳng định chất lượng giáo dục đại trà cho học sinh trên địa bàn. Hằng năm, 100% học sinh đều đỗ tốt nghiệp. Hiện nay, Nhà trường đang mở rộng quy mô trường lớp để hướng tới một ngôi trường bề thế và chất lượng tại địa phương.
Với định hướng giáo dục kết hợp giữa đại trà và ưu tiên phát triển giáo dục mũi nhọn, Trường THCS&THPT Đông Du đã vươn mình trở thành 1 trong những cái nôi tạo nguồn học sinh giỏi cho tỉnh. Trong 6 năm học gần nhất, Nhà trường luôn có học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia THPT (chỉ đứng sau Trường THPT chuyên Nguyễn Du). Trong đó, năm học 2023-2024 này, có 6 em đoạt giải, gồm: 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.
Học sinh Trường THCS & THPT Đông Du tham dự 1 cuộc thi quốc tế. (Ảnh: ĐD)
Theo số liệu chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2024-2025 do Sở GD&ĐT Đắk Lắk phân bổ, 4 trường ngoài công lập sẽ tuyển sinh 1.140 học sinh lớp 10.
Thầy Nguyễn Hoa Nam - Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS & THPT Victory khẳng định, nhà trường luôn có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đạt chuẩn. Do đó, việc tuyển sinh lớp 10 (năm học 2024-2025) đã chuẩn bị theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT từ khi nhận văn bản chỉ đạo. Đồng thời nhà trường sẽ tổ chức sàng lọc nhiều hồ sơ xét tuyển ban đầu.
Học sinh Trường Tiểu học, THCS & THPT Victory. (Ảnh: HN)
"Giờ không phải quảng bá, giới thiệu nhiều, hầu như học sinh tự tìm đến. Tính sơ bộ, đến nay đã dư hơn 100 học sinh so với chỉ tiêu Sở GD&ĐT phân bổ. Vì vậy, chúng tôi được chủ động sàng lọc đầu vào nên chất lượng sẽ tăng", thầy Nam nói và thông tin thêm:
Học sinh THPT năm nay sẽ được triển khai tuyển đầu vào theo quy định của Bộ và Sở. Đặc biệt, các học sinh và giáo viên đều phải thực hiện kiểm tra đánh giá qua phần mềm công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, thầy Nam cũng trăn trở, Nhà trường đã đặt mua bổ sung từ lâu thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng đến nay mới chỉ đạt 60%. Lý do, nhiều bộ sách, các công ty sản xuất không kịp để giao hàng.
Còn theo thầy Nguyễn Phú - Phó Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Đông Du, Nhà trường tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 bằng 2 phương thức.
Thứ nhất, tuyển thẳng đối với các học sinh đạt học sinh giỏi 4 năm THCS, đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh.
Thứ hai, đánh giá năng lực của từng học sinh theo học bạ. Trong đó, học sinh sẽ thi đầu vào các môn: Toán, Văn và Tiếng Anh.
Học sinh Trường THCS & THPT Đông Du trong một hoạt động ngoại khóa. (Ảnh: ĐD)
"Công tác tuyển sinh của Nhà trường từ nhiều năm nay thuận lợi với số dự tuyển luôn tăng gấp đôi thậm chí gấp 3 so với chỉ tiêu được Sở GD&ĐT phân bổ", thầy Phú nói, đồng thời cho biết thêm:
Để bảo đảm chất lượng đại trà và mũi nhọn, Nhà trường đầu tư nhiều phòng thí nghiệm, phòng STEM ... dành cho học sinh thực hành. Đặc biệt, các học sinh nội trú luôn có giáo viên kèm, quản lý chặt để đảm bảo nền nếp sinh hoạt và học tập hiệu quả.
Theo TS. Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk, ngay khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyển sinh (tháng 4/2024), đơn vị đã yêu cầu các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 của trường theo hướng dẫn của Sở.
Trong đó nêu đầy đủ các tổ hợp môn học, cụm chuyên đề lựa chọn tổ chức dạy học lớp 10 trong năm học 2024-2025. Công khai kế hoạch tuyển sinh của nhà trường và gửi kế hoạch tuyển sinh về Sở GD&ĐT và các đơn vị có liên quan.
"Đến nay, các trường đang tích cực phối hợp với Sở GD&ĐT để thu nhận dữ liệu tuyển sinh qua hệ thống: https://daklak.tsdc.edu.vn/dang-ky-ho-so-tuyen-sinh. Riêng các trường ngoài công lập tuyển sinh theo kế hoạch đã được Sở phê duyệt", ông Hiệp thông tin.
Theo kế hoạch, năm học 2024-2025, 59 trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THPT tại tỉnh Đắk Lắk sẽ tuyển sinh 23.680 học sinh lớp 10.
Có 12 trường THPT công lập sẽ tổ chức thi tuyển, các trường công lập còn lại xét tuyển. Các trường tư thục tuyển sinh theo kế hoạch riêng của từng đơn vị đã được Sở GD&ĐT phê duyệt.