Việc thực hiện làm hộ chiếu phổ thông online, không chỉ giúp người dân tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi cấp hộ chiếu, mà hình thức làm hộ chiếu trực tuyến này, còn là bước phát triển vượt bậc trong nỗ lực chuyển đổi số các thủ tục hành chính của Nhà Nước. Tuy nhiên, từ ngày 1-7 sắp tới, các tài khoản định danh điện tử được khởi tạo từ Cổng dịch công quốc gia sẽ dừng hoạt động và chỉ sử dụng tài khoản định danh VNeID do Bộ Công an cung cấp để đăng ký làm hộ chiếu online.
Lợi ích của việc định danh tài khoản:
Không chỉ đảm bảo tài khoản được an toàn, bảo mật tối đa, định danh tài khoản còn mang đến người dùng trải nghiệm và các lợi ích bất ngờ. Với tài khoản “chính chủ”, VETC có thể hỗ trợ khách hàng tiến hành các giao dịch nhanh chóng hơn; bảo vệ tài khoản tốt hơn; đảm bảo an toàn về giao dịch giữa các người dùng với nhau. Mặt khác, tài khoản định danh được ưu tiên nhận các voucher hấp dẫn nhất của của các chương trình khuyến mãi từ VETC, với hệ thống liên kết từ hàng trăm đối tác, trạm xăng dầu, bãi đỗ, bảo hiểm… trên cả nước.
Bước 7: Nhận kết quả xác thực tài khoản từ hệ thống.
Việc áp dụng phương thức xác thực giao dịch bằng sinh trắc học theo quy định Nhà nước là biện pháp hiệu quả để nâng cao bảo mật và bảo vệ tài sản của khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn chủ quan và chưa ý thức đầy đủ về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Để bảo vệ khách hàng khi giao dịch trực tuyến, VETC không chỉ áp dụng xác thực sinh trắc học mà còn thường xuyên cập nhật kiến thức về an toàn bảo mật và các thủ đoạn lừa đảo mới.
Khách hàng có thể theo dõi và tìm hiểu thêm trên các kênh truyền thông chính thức của VETC như Website, Fanpage và Zalo. Hãy luôn cảnh giác và bảo vệ tài sản của bạn một cách tốt nhất cùng VETC.
VETC sống hiện đại - lái văn minh!
Fanpage: https://www.facebook.com/vetcgiaothongthongminh
Vừa qua, nhiều phụ huynh học sinh (HS) Trường THCS Bùi Thị Xuân (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) phản ánh, năm học 2024 - 2025, nhà trường thu một số khoản thu dịch vụ không nằm trong quy định. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thành phố, nhà trường đã trả lại một số khoản cho phụ huynh. Tuy nhiên, sau đó, hội phụ huynh HS trường vận động mạnh thường quân để chi trả các khoản này khi chưa báo cáo Phòng GD-ĐT.
Một số khoản thu ngoài quy định
Theo phản ánh của một số phụ huynh có con đang theo học tại Trường THCS Bùi Thị Xuân (điểm đất liền), đầu năm học 2024 - 2025, nhà trường đã thu một số khoản dịch vụ như: Tiền bảo vệ 80.000 đồng/HS/học kỳ; tiền giám thị 50.000 đồng/HS/học kỳ, an ninh trật tự 30.000 đồng/HS/học kỳ… Nhiều phụ huynh ý kiến các khoản thu này không nằm trong quy định của ngành Giáo dục; mang tính cào bằng, không tự nguyện, không lấy ý kiến phụ huynh.
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thu Trà - Hiệu trưởng Trường THCS Bùi Thị Xuân cho biết, năm học này, nhà trường có 2 bảo vệ làm việc theo quy định 12 giờ/ngày (từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày). Trong khoảng thời gian làm việc, 2 bảo vệ được phép nghỉ trưa từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 30 theo quy định. Để có chi phí thuê 3 người đảm bảo an toàn cho nhà trường trong khoảng thời gian này và các hoạt động khác ở trường, nhà trường đã đưa vào 3 khoản thu dịch vụ là: Bảo vệ, giám thị, an ninh trật tự. Sau khi thống nhất với hội trưởng hội phụ huynh HS các lớp, từ ngày 1 đến 15-9, các giáo viên chủ nhiệm đã thu 3 khoản này.
Tuy nhiên, tại hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục THCS trên địa bàn TP. Nha Trang diễn ra ngày 18-9, lãnh đạo Phòng GD-ĐT đã quán triệt tất cả các trường không được thu các khoản trái quy định và nhắc nhở Trường THCS Bùi Thị Xuân về các khoản thu dịch vụ nói trên. Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD-ĐT TP. Nha Trang, nhà trường đã trả lại các khoản thu trên cho phụ huynh (hoàn thành trong 2 ngày 23 và 24-9), đồng thời báo cáo Phòng GD-ĐT thành phố.
Vận động tài trợ chưa đúng quy định
Sau khi trả lại phụ huynh một số khoản thu, Trường THCS Bùi Thị Xuân đã thực hiện đóng cổng trường trong thời gian từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 30 (giờ nghỉ trưa của bảo vệ) kể từ ngày 1-10 và yêu cầu hội phụ huynh HS nhắc nhở phụ huynh đón con em mình trước 11 giờ 30 sau giờ học buổi sáng, đưa con em đến trường vào lúc 12 giờ 30 trước giờ học buổi chiều. Điều này khiến một số phụ huynh cho rằng, việc nhà trường đóng cổng trong thời gian này là do một số phụ huynh không chấp nhận đóng tiền thuê bảo vệ.
Theo bà Trà, Trường THCS Bùi Thị Xuân hiện có 25 lớp với 1.000 HS. Sau khi trả lại phụ huynh 3 khoản tiền nói trên, nhà trường không có chi phí để chi trả cho bảo vệ trong 1 giờ nghỉ trưa. “Khoảng thời gian từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 30, có nhiều HS thường đi học sớm bằng xe đạp, không có ai trông coi, rất dễ xảy ra mất cắp. Trong khuôn viên nhà trường thời điểm này không có bảo vệ nên không an toàn cho HS. Nếu có sự việc gì xảy ra trong nhà trường vào thời điểm này thì trách nhiệm của nhà trường là rất lớn. Do đó, nhà trường cần phải họp và thống nhất lại với ban đại diện hội phụ huynh, chứ không có việc đóng cổng trường vì một số phụ huynh không đóng tiền thuê bảo vệ như phản ánh. Trong thời gian chờ thống nhất với phụ huynh, nhà trường đã có thông báo tạm đóng cổng trường trong khoảng thời gian trên. Việc đóng cổng trường thực hiện trong 1 tuần từ ngày 1 đến 7-10”, bà Trà cho biết.
Ông TRẦN QUANG THỊNH - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Nguyên: Khu vực xung quanh Trường THCS Bùi Thị Xuân có các khu đất, nhà trống, trước đây có một vài đối tượng xấu lai vãng, phóng xe, rú ga làm ảnh hưởng đến học tập của HS. Thời gian qua, lực lượng chức năng phường, thành phố đã thường xuyên tuần tra xử lý, đến nay, đã đảm bảo an toàn cho HS và các hoạt động của nhà trường.
Trong thời gian nhà trường đóng cổng trường vào buổi trưa, nhiều phụ huynh lo lắng vì con bị đưa ra khỏi cổng trường khi cha mẹ chưa đến đón con kịp. Bà Trà cho biết, từ tình hình trên, hội phụ huynh HS đã có đơn đề nghị nhà trường tổ chức lại các hoạt động của bảo vệ, an ninh trật tự và giám thị. Nhà trường và ban đại diện hội phụ huynh HS đã hội ý và thống nhất cách tiến hành duy trì các dịch vụ theo hình thức vận động mạnh thường quân đóng góp.
Sau đó, ngày 5-10, Ban đại diện hội phụ huynh HS nhà trường đã gửi thư ngỏ về các lớp và hiện đang trong giai đoạn nhận số tiền từ mạnh thường quân, chưa hoàn thành đợt vận động (thời gian vận động từ ngày 5-10 đến 15-11). Đến nay, từ số tiền vận động mạnh thường quân đóng góp, hội phụ huynh HS đã thuê giám thị và dịch vụ an ninh trật tự để mở cổng trường trong giờ trưa. “Nội dung kêu gọi mạnh thường quân đóng góp nêu trên toàn bộ do hội phụ huynh HS kêu gọi, tự thu chi, nhà trường không tham gia nên trường chưa báo cáo Phòng GD-ĐT khoản thu này”, bà Trà cho biết.
Theo đại diện Phòng GD-ĐT TP. Nha Trang, các trường học được phép tiếp nhận các khoản tiền, hiện vật do các tổ chức, cá nhân tài trợ. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý, sử dụng các khoản này phải đúng quy định. Trước khi thực hiện, nhà trường phải xây dựng kế hoạch vận động tài trợ, thông qua hội đồng trường, trình Phòng GD-ĐT thẩm định, phê duyệt, sau đó mới thành lập tổ tiếp nhận tài trợ. Đồng thời, khi sử dụng khoản tài trợ, nhà trường phải lập kế hoạch sử dụng khoản tài trợ, niêm yết công khai để lấy ý kiến góp ý (nếu có), thực hiện đúng mục đích; tiêu chuẩn, định mức quy định; sau khi thực hiện phải báo cáo và công khai tài chính. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Phòng GD-ĐT TP. Nha Trang vẫn chưa nhận được kế hoạch vận động tài trợ do Trường THCS Bùi Thị Xuân trình. Còn nếu việc vận động tài trợ do hội phụ huynh HS trường đứng ra thực hiện thì theo quy định, một số khoản như: Các hoạt động an ninh, bảo vệ, thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của HS..., hội không được phép vận động và tiếp nhận. Đối với việc đảm bảo an ninh trật tự trường học, ngành GD-ĐT có ký kết liên tịch với ngành Công an về vấn đề này. Do đó, trường cần làm việc với UBND phường để có giải pháp bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự trường học.