Tỉnh Yên Bái có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, bao gồm các loại khoáng sản: nhiên liệu (than các loại), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, mangan, ... ), khoáng sản không kim loại (khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng: kaolin, felspat, thạch anh, grafit, talc, đá vôi trắng, đá làm vật liệu xây dựng, cát, sỏi...), khoáng sản quý hiếm (đá quý các loại) đến nước khoáng, nước nóng. Đến nay, có khoảng 300 khu vực mỏ đã được cấp phép thăm dò, khai thác. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khoáng sản chưa được điều tra đánh giá mới chỉ được ghi nhận trong các công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ.

Tồn tại song song với những thuận lợi đó chính là những khó khăn mà chúng ta gặp phải.

Xem thêm: Môi trường biển đang dần bị ô nhiễm

Tuy nhiên, hiện nay dường như chúng ta đã khai thác quá nhiều khoáng chất dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường ví như dòng sông Tây Ninh, Quảng Tây đã trở thành suối máu sau khi khai thác boxit tại đây hay nhiều dòng sông, suối cũng bị ô nhiễm trầm trọng khi có hoạt động khai thác than ở đó.

Hình ảnh: khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường

Khoáng sản là một loại tài nguyên không thể tái tạo được và có số lượng còn hạn chế trong lòng đất chính vì thế cần phải có chiến lược quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý  để giúp sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-  xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.

Việc cấp năng lượng cho một quá trình chuyển đổi năng lượng xanh toàn cầu — một quá trình đẩy lùi các tác động gây bất ổn của biến đổi khí hậu đối với các chính phủ, quân đội và toàn thể người dân — sẽ đòi hỏi sự gia tăng lớn trong hoạt động sản xuất khoáng sản quan trọng của thế giới. Việc đáp ứng nhu cầu bùng nổ đồng thời giảm bớt tác động đến Trái đất và người dân sẽ đòi hỏi sự hợp tác quốc tế và các mô hình bền vững liên tục phát triển.

Nạn tàn phá môi trường xung quanh việc khai thác và chế biến khoáng sản được ghi nhận trong nhiều tài liệu, đặc biệt là ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), quốc gia mà sự độc quyền gần như tuyệt đối về nguồn cung khoáng sản quan trọng của thế giới chịu sự thúc đẩy mạnh mẽ từ các yếu tố kinh tế ở mức tương tự như sự dồi dào của nguồn tài nguyên khoáng sản. Những lo ngại về sự đối xử bất bình đẳng đối với người dân Bản địa và các quốc gia đang phát triển bao quanh Trung Quốc và các dự án khác trên toàn thế giới. Các chuỗi cung ứng tập trung ở các khu vực hạn chế đồng nghĩa với việc, trong trường hợp tích cực nhất, khả năng tiếp cận các loại khoáng sản có thể không ổn định. Còn trong trường hợp xấu nhất, các nguyên vật liệu quan trọng có thể — và đã bị — vũ khí hóa để gây bất lợi cho các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu.

Quan hệ đối tác đa phương hình thành trên khắp thế giới đặt mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giải quyết các chi phí môi trường và xã hội của việc sản xuất các khoáng sản quan trọng. Ví dụ, Quan hệ Đối tác An ninh Khoáng sản (Minerals Security Partnership – MSP), với các thành viên là Úc, Canada, Liên minh châu Âu, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Na Uy, Hàn Quốc, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 2022 để hỗ trợ tìm nguồn cung ứng khoáng sản bền vững và khai thác có đạo đức.

Khoáng sản quan trọng là những khoáng sản mà chính phủ, quân đội và các ngành công nghiệp công nhận có vai trò thiết yếu đối với công nghệ, kinh tế, quốc phòng và an ninh. Chúng là thành phần chính trong điện thoại thông minh, máy tính, cáp quang và thiết bị y tế và quốc phòng cùng với công nghệ phát thải thấp. Các khoáng chất quan trọng bao gồm các nguyên tố quen thuộc như coban, than chì và liti, được sử dụng từ ắc quy cho xe điện (electric vehicle – EV) đến hợp kim cho động cơ máy bay phản lực. Các nguyên tố đất hiếm (rare-earth elements – REE) khó kiếm hơn, chẳng hạn như latan được sử dụng trong kính nhìn ban đêm và ắc quy xe ô tô kết hợp xăng và điện (hybrid) hoặc samarium được sử dụng trong công nghệ laser và vũ khí dẫn đường chính xác, cũng đóng vai trò rất quan trọng. Theo ước tính của Sáng kiến Khai thác Thông minh về Khí hậu của Ngân hàng Thế giới, việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch hơn trên toàn thế giới có thể làm tăng nhu cầu đối với một số loại khoáng sản lên gần 500% trong vòng chưa đầy ba thập kỷ.

Trung Quốc kiểm soát gần như tất cả các thị trường chế biến khoáng sản quan trọng, tinh chế lượng coban, liti, niken và các nguyên tố đất hiếm (REE) của thế giới lớn hơn tất cả các quốc gia khác, ngay cả khi nước này không phải là quốc gia hàng đầu về sản xuất khoáng sản thô. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã tạo ra một lựa chọn chi phí thấp nhất bằng cách cung cấp cho các công ty của mình đất đai và năng lượng với mức giá rẻ, cộng thêm các quy định lỏng lẻo về môi trường. Kết quả là: Hầu hết các khoáng sản để dùng trong sản phẩm công nghệ đều được tinh chế ở Trung Quốc bất kể quặng được khai thác ở đâu.

Tuy nhiên, các quốc gia khác có nguồn cung khoáng sản quan trọng lớn hơn. Các nước có trữ lượng coban lớn nhất thế giới theo thứ tự là Cộng hòa Dân chủ Congo (Democratic Republic of the Congo – DRC), Úc và Indonesia. Úc và Indonesia có trữ lượng niken lớn nhất, tiếp theo là Brazil. Thổ Nhĩ Kỳ có trữ lượng than chì lớn nhất, tiếp theo là Brazil và Trung Quốc. Chile, tiếp theo là Úc, có trữ lượng liti lớn nhất thế giới với Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba nhưng cách khá xa.

Trung Quốc là nơi có trữ lượng REE lớn nhất thế giới, mặc dù Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đang gia tăng các hoạt động khai thác và tinh luyện. Là một loại vật liệu kim loại cứng, nhẹ, REE rất quan trọng để chế ra những nam châm có lực hút mạnh nhằm cung cấp năng lượng cho tuabin gió, động cơ xe điện (EV), thông tin vệ tinh, hệ thống dẫn đường tên lửa và vô số công nghệ khác. Nhiều nguyên tố, tuy được phân loại như vậy, nhưng “tương đối phong phú” trong lớp vỏ Trái đất, theo Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, nhưng hiếm khi được tìm thấy ở dạng tinh khiết và cần được xử lý để tách ra. REE cũng gắn với sự hủy hoại môi trường mà có thể xảy ra do khai thác và chế biến các nguyên vật liệu một cách thiếu thận trọng.

Mỏ Bayan Obo của Trung Quốc ở khu vực Nội Mông là mỏ REE lớn nhất thế giới và, cùng với cơ sở chế biến Baotou gần đó, là những điểm có tiếng xấu lẫy lừng nhất. Trong cuốn sách năm 2019, “Vùng Biên Đất Hiếm: Từ Tầng đất cái trên Cạn đến Cảnh quan Cung trăng” (“Rare Earth Frontiers: From Terrestrial Subsoils to Lunar Landscapes”), Julie Klinger, phó giáo sư chuyên ngành địa lý tại Đại học Delaware ở Hoa Kỳ, mô tả các dạng ung thư liên quan đến việc tiếp xúc với chất phóng xạ và các chất gây ô nhiễm khác từ việc khai thác và tinh chế các nguyên tố đất hiếm (REE) ở khu khai thác xa xôi, từng là nơi sinh sống của những người Mông Cổ chăn thả gia súc du mục. Bà cũng nhắc đến các tình trạng suy nhược do các độc tố khác liên quan đến hoạt động chiết xuất và chế biến REE. Những chất độc này dồn tụ trên đất, bị cây trồng hấp thụ hoặc gia súc ăn phải và có nồng độ cao trong nước uống. “Thật đau lòng, người ta thường có thể phân biệt người bản địa thực sự với người di cư thông qua các tổn thương trên da do ngộ độc asen và những khúc xương bị biến dạng và răng sâu, vốn là triệu chứng của tình trạng trúng độc flo mạn tính”, bà Klinger viết.

Việc khai thác tạo ra bụi mang đầy kim loại nặng và vật liệu phóng xạ xảy ra trong các mỏ trữ đất hiếm. Việc tách các nguyên tố từ đá cần đến một hỗn hợp các hợp chất hóa học độc hại. Theo một số ước tính, việc tinh chế chưa đến 1 tấn REE có thể để lại hơn 1.800 tấn chất thải độc hại. Ở Trung Quốc, các sản phẩm phụ bao gồm đất bị nhiễm độc và nguồn cung cấp nước quan trọng bị đe dọa bởi chất thải phát sinh, chẳng hạn như hồ nhân tạo không có lớp đệm ở Baotou chứa khoảng 180 triệu tấn “bùn phóng xạ”, nằm cách sông Hoàng Hà 10 kilomet về phía bắc, một nguồn nước quan trọng cho hơn 100 triệu người.

Mặc dù bà Klinger nói rằng bằng chứng từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã khôi phục một số vùng đất bị phá hủy bởi các hoạt động khai thác và chế biến trên khắp Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, hiện có ít nghiên cứu cho thấy khoản đầu tư vào những gánh nặng y tế công cộng. Bà Klinger cho biết nhiều hóa chất được giải phóng từ hoạt động khai thác vô trách nhiệm có thể tồn tại trong cơ thể và gây ra các khiếm khuyết về sức khỏe qua nhiều thế hệ. “Khi nói đến khai thác mỏ và việc tiếp xúc với chất thải công nghiệp, bạn không thể khắc phục được những tác hại đã gây ra”, bà nói với DIỄN ĐÀN.

Từ trước đến nay, Trung Quốc đã áp dụng các tiêu chuẩn lỏng lẻo về môi trường cho hoạt động khai thác của mình, ở trong và ngoài nước, bà Sharon Burke, một thành viên toàn cầu của Chương trình An ninh và Thay đổi Môi trường tại Trung tâm Wilson có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong một buổi truyền hình trực tuyến vào tháng 2 năm 2023 về các khoáng sản quan trọng. “Công bằng mà nói, toàn bộ ngành khai thác mỏ không có lịch sử vẻ vang gì ở đây,” bà nói. “Các vấn đề về tất cả các mặt đã kéo dài từ lâu. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, bạn đã thấy rằng rất nhiều công ty khai khoáng đang cố gắng làm tốt hơn nhiều và xây dựng uy tín tốt hơn với xã hội trong hoạt động. Và điều đó đã bao gồm hành vi về môi trường của họ.” Tuy nhiên, Trung Quốc đã không “cố gắng nhiều để làm tốt hơn về các quy định của pháp luật và sự chính xác về quy định xung quanh các vấn đề khai thác mỏ”, bà nói.

Các khoản đầu tư khai thác mỏ khổng lồ ở nước ngoài của Trung Quốc cũng đã được người ta xem xét. Ví dụ như:

Từ năm 2013 đến năm 2020, Trung tâm Tài nguyên Doanh nghiệp & Nhân quyền, một tổ chức phi chính phủ hoạt động trên toàn cầu (NGO), đã ghi nhận hơn 230 khiếu nại về nhân quyền trong các ngành khai thác mỏ và kim loại thuộc sở hữu của Trung Quốc. Theo tổ chức NGO này, các công ty khai thác ở Trung Quốc đã trả lời những khiếu nại đó trong chưa đầy một phần tư các vụ việc. Bà Golda S. Benjamin, giám đốc chương trình của tổ chức này, cho biết trong báo cáo: “Các công ty Trung Quốc dường như không muốn tương tác với các tổ chức xã hội dân sự một cách công khai và minh bạch”.

Theo báo cáo của Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế (Center for International Private Enterprise – CIPE) có trụ sở tại Hoa Kỳ, các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Indonesia đôi khi tạo ra lợi nhuận tối thiểu cho các công ty khai thác địa phương và không đủ để quản lý thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác. Ủy ban Xóa bỏ Tham nhũng của Indonesia cũng cảnh báo rằng các nhà đầu tư Trung Quốc tạo ra một kịch bản trong đó các quan chức có thể nhận hối lộ để nới lỏng các quy định về môi trường. Theo báo cáo của Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế (CIPE), ở Indonesia và các nơi khác ở Đông Nam Á, các khoản đầu tư từ Trung Quốc đã được phát hiện có liên quan đến tham nhũng, nhập khẩu người lao động bất hợp pháp, làm suy yếu các quy định và trốn thuế.

Ngành khai thác mỏ của châu Phi phần lớn chịu sự kiểm soát của các công ty Trung Quốc, vốn đã bị chỉ trích vì ngược đãi công nhân và các phương pháp không an toàn. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Tổng thống Felix Tshisekedi đã chỉ trích một thỏa thuận đổi khoáng sản lấy cơ sở hạ tầng mà quốc gia của ông đã ký kết với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2008, nói rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã hưởng lợi từ khoáng sản châu Phi mà không cấp khoản tiền 151 nghìn tỷ đồng (6,2 tỷ đô la Mỹ) như đã hứa, theo hãng tin Bloomberg đưa tin. “Không có gì hữu hình, không có tác động tích cực nào, tôi quả quyết như vậy, cho người dân của chúng tôi,” ông Tshisekedi phát biểu vào tháng 1 năm 2023.

Trên khắp châu Mỹ Latinh, các mối lo ngại về hoạt động khai thác mỏ của Trung Quốc đã bị cáo buộc là bỏ qua các nghĩa vụ cơ bản đối với người lao động và các cộng đồng xung quanh. Theo Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, các hành vi sai phạm bao gồm từ chối chia sẻ các nghiên cứu môi trường bắt buộc và thiệt hại đối với các hệ sinh thái đến việc trục xuất bất hợp pháp các gia đình Bản địa.

Quan hệ Đối tác An ninh Khoáng sản đã xác định 16 dự án khai thác, tái chế và tinh chế để hỗ trợ, bao gồm các nỗ lực ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương, ông Jose Fernandez, Thứ trưởng Hoa Kỳ về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, nói với hãng tin Politico vào tháng 1 năm 2023. Các dự án khai thác và tinh chế phải tuân thủ một loạt các quy định về môi trường để có được sự hỗ trợ từ quan hệ đối tác này, ông cho biết. Ông Fernandez nói thêm rằng các lo ngại về hoạt động khai thác có uy tín coi việc chăm sóc cho môi trường là một điều cần thiết. “Họ sẽ không đầu tư vào các dự án phá hủy những khu rừng nhiệt đới quý giá, những dự án không cam kết khắc phục các khu vực mỏ hoặc các dự án đòi hỏi phải hối lộ cho các quan chức chính phủ”, ông phát biểu trong hội nghị Đầu tư vào Khai thác Mỏ ở Châu Phi Indaba năm 2023 tại Cape Town, Nam Phi.  “Họ sẽ không làm điều đó. Các cổ đông của họ sẽ không cho phép điều đó, khách hàng của họ sẽ khước từ họ và luật pháp của chúng tôi sẽ trừng phạt hành vi đó.”

Đặc biệt là ở Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ, bà Klinger cho biết, các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp kiên quyết tuân thủ các quy định về môi trường. Bà cảnh báo rằng những quy tắc đó cần được điều chỉnh cho phù hợp với loại khoáng sản cụ thể được chiết xuất, cất trữ và xử lý. Bà nói: “Cần có nhiều sự chính xác và tỉ mỉ khi chúng ta nỗ lực xây dựng các ngành này nhanh nhất có thể”, đồng thời cho biết thêm rằng sự hỗ trợ liên tục từ phía chính phủ có thể giúp đảm bảo các công ty khai thác mỏ hành động để hướng tới sự bền vững. “Một mặt, chúng ta đang yêu cầu rằng hoạt động này phải sạch và xanh nhưng mặt khác nói rằng bạn phải tồn tại được trong một nền kinh tế khốc liệt.”

Bà Klinger cũng khẳng định bây giờ là thời điểm để tập trung vào việc tái chế trong cuộc đua về khoáng sản quan trọng mặc dù hiện tại có rất ít chất thải, chẳng hạn như ắc quy xe điện đã qua sử dụng. “Điều gì sẽ xảy ra nếu, 20 hoặc 30 năm nữa, chúng ta vẫn chưa đầu tư vào cơ sở hạ tầng?” bà hỏi. “Chúng ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng tái chế song song với các cơ sở khai thác mỏ.”

Mở rộng cơ hội tái chế là một trong những dự án mà Quan hệ Đối tác An ninh Khoáng sản (MSP) đã đồng ý hỗ trợ, theo ông Fernandez, người đã nhắc đến phế liệu và các chất thải khác từ thiết bị điện tử như một nguồn tiềm năng cho các loại khoáng sản cần thiết. Ví dụ, đến năm 2040, 10% khoáng sản cho ắc quy xe điện có thể đến từ đồng, liti, niken và coban tái chế. Với việc xe điện đang trên đà chiếm một nửa thị trường toàn cầu trước thời điểm đó, số lượng có thể khá lớn, ông nói.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency – IEA) có trụ sở tại Paris, Trung Quốc kiểm soát hơn một nửa sản lượng than chì và các nguyên tố đất hiếm (REE). Nước này cũng là bên nhập khẩu hàng đầu những loại nguyên liệu thô được khai thác ở những nơi khác và đã đầu tư mạnh vào hoạt động khai thác mỏ nước ngoài, chẳng hạn như coban từ Cộng hòa Dân chủ Congo, niken từ Indonesia và liti từ Argentina, Úc, Chile và các quốc gia khác. Sau đó, Bắc Kinh chiếm vị thế áp đảo trong ngành chế biến các khoáng sản như niken, đồng, liti

và coban, đồng thời sản xuất hoặc lắp ráp 75% các tấm pin mặt trời và ắc quy xe điện trên toàn cầu. (Xem “Trung Quốc Kiểm soát Phần lớn Thị trường Chế biến Khoáng sản Quan trọng”, Trang 19. IEA cho biết trong Triển vọng Năng lượng Thế giới 2022: “Nguy cơ xảy ra những gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và giá cả biến động càng trở nên trầm trọng hơn do thực tế là chuỗi cung ứng công nghệ năng lượng sạch có sự tập trung cao độ”.

Các quốc gia cam kết với việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đang ứng phó với các điểm yếu bằng cách củng cố chuỗi cung ứng. Theo hãng Reuters đưa tin, Úc, một trong những quốc gia cung cấp lượng khoáng sản quan trọng lớn nhất thế giới, đã đồng ý vào đầu năm 2023 về việc mở rộng giao thương khoáng sản với Ấn Độ và đã ký kết các thỏa thuận về khoáng sản quan trọng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Nhật Bản và Hoa Kỳ đã nhất trí vào tháng 3 năm 2023 về việc thúc đẩy giao thương khoáng sản, chia sẻ thông tin và hỗ trợ các phương pháp tiếp cận hiệu quả để tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô. MP Materials, một công ty sản xuất các nguyên tố đất hiếm (REE) có trụ sở tại Hoa Kỳ, cũng cam kết sẽ cung cấp cho một công ty sản xuất nam châm Nhật Bản các nguyên vật liệu chính, sẽ được tinh chế ở Philippines và Việt Nam.

Bà Klinger nói rằng khoản đầu tư của Trung Quốc vào khoáng sản, đặc biệt là vào REE, có lịch sử gần như từ ngày quốc gia này được thành lập vào năm 1949 và bắt nguồn từ mục tiêu tự cung tự cấp. Theo các nhà phân tích, chiến lược quốc gia của Bắc Kinh về đất hiếm và các khoáng sản quan trọng khác đã được củng cố trong những thập kỷ gần đây. Chiến lược này bao gồm chi phí lao động thấp, sẵn sàng duy trì các tác động môi trường và những khoản trợ cấp hào phóng của nhà nước. Vào năm 2018, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã viết rằng Trung Quốc đã “dùng chiến lược tung đất hiếm với mức giá được trợ cấp ra thị trường toàn cầu, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và ngăn chặn những đối thủ mới tham gia thị trường”.

Báo cáo cũng nhắc đến một vụ tranh chấp vào năm 2010, trong đó Bắc Kinh đã chặn các lô hàng xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm (REE) sang Nhật Bản sau khi Tokyo bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá bằng lưới rà người Trung Quốc. Tàu này đã va chạm với các tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản khi cố gắng đánh bắt cá gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông. Bộ Quốc phòng báo cáo: “Khi Trung Quốc cần thị uy sức mạnh mềm của mình bằng cách cấm vận đất hiếm, họ không hề ngần ngại”.

Gần đây hơn, Bắc Kinh đã nhiều lần đe dọa sẽ cắt các lô hàng xuất khẩu REE sang Hoa Kỳ. Tờ Nhân dân Nhật báo thuộc nhà nước của Bắc Kinh đưa tin vào năm 2019 rằng nước này có thể chơi “lá bài đất hiếm”. Một năm sau, Trung Quốc đã đáp trả một thỏa thuận quốc phòng Hoa Kỳ – Đài Loan với một cảnh báo rằng họ có thể ngừng cung cấp REE cho các nhà sản xuất thiết bị quốc phòng. Vào tháng 7 năm 2023, Trung Quốc cho biết họ sẽ hạn chế các lô hàng xuất khẩu quốc tế đối với hai kim loại quý hiếm là gali và germani, được sử dụng trong các sản phẩm bao gồm chip máy tính và tấm pin mặt trời. Cả hai đều được coi là khoáng sản quan trọng.

Các quốc gia có ngành công nghiệp khai khoáng mạnh và cam kết với hoạt động khai thác có đạo đức, chẳng hạn như Úc, ở vị thế để trở thành nhà cung cấp được lựa chọn cho các thành phần mà sẽ xây dựng một tương lai năng lượng sạch, Cố vấn các Vấn đề Kinh tế Hoa Kỳ Michael Sullivan phát biểu tại hội nghị khoáng sản ắc quy vào tháng 3 năm 2023 ở Perth, Úc. “Hoa Kỳ không thể phát triển, tìm nguồn cung và sản xuất tất cả các công nghệ để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Canada, Úc, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác cũng không thể đơn độc làm việc đó”, ông Sullivan nói, theo tạp chí Mining Weekly.

Úc cung cấp khoảng một nửa lượng liti của thế giới và là quốc gia sản xuất coban hàng đầu. Quốc gia này là nơi sản xuất rất lớn lượng đất hiếm, đồng, than chì và các khoáng sản khác rất quan trọng đối với năng lượng sạch hơn. Nước này cũng đã áp dụng khuôn khổ “Hướng tới Khai thác Bền vững” để giúp các công ty cải thiện mối quan hệ với người Bản địa và các cộng đồng khác, cũng như quản lý và thúc đẩy việc chăm sóc cho môi trường.

Các biện pháp bảo vệ cho một số cộng đồng Bản địa nhất định bao gồm yêu cầu phải có sự đồng ý cho hoạt động khai thác. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế của Úc khuyến nghị sự tham gia của cộng đồng trong suốt vòng đời của các dự án khai thác mỏ. Ở Tây Úc, các hợp đồng tài nguyên phải được công khai và nhiều tiểu bang yêu cầu các mỏ đã đóng cửa phải được phục hồi cho đến khi chúng “an toàn, ổn định, không gây ô nhiễm và cho phép cách sử dụng đất mới và bền vững”. Các nhà phân tích cho biết các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (environmental, social and governance – ESG) như vậy bảo vệ các khoản đầu tư vì người tiêu dùng toàn cầu đòi hỏi sự minh bạch và chăm sóc cho môi trường. Bà Burke, thành viên của Trung tâm Wilson, cho biết việc phát triển một quy tắc pháp luật chặt chẽ hơn và cách tiếp cận hoạt động khai thác mà tôn trọng quyền của người Bản địa, cùng với các vấn đề môi trường và các khía cạnh khác của quản trị công bằng, có thể tạo ra lợi thế cho các công ty chịu bỏ công bỏ sức. “Luôn có một cái giá phải trả khi bạn làm sai và Hoa Kỳ có cơ hội sửa sai với các đồng minh và đối tác của chúng tôi. Và tôi nghĩ rằng điều đó trở thành một lợi ích thực sự mạnh mẽ trong cạnh tranh chiến lược”, bà nói trong chương trình phát sóng trực tuyến “Báo cáo về Khoáng sản Quan trọng” của trung tâm.

Ông Fernandez, thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã nói rằng sự hỗ trợ của Quan hệ Đối tác An ninh Khoáng sản (MSP), có thể bao gồm bảo lãnh hoặc khoản tài trợ từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu thành viên, các tổ chức phát triển và khu vực tư nhân, sẽ yêu cầu các dự án phải tuân thủ các nguyên tắc môi trường, xã hội và quản trị (ESG). “Thông qua công việc của chúng tôi về khai thác có trách nhiệm, các đối tác MSP tìm cách chuyển từ phát triển không bền vững sang một khuôn khổ ưu tiên tính minh bạch, phúc lợi cộng đồng và bảo vệ môi trường”, ông nói tại Cape Town. Các đối tác trong MSP, ông nói, đang đặt cược vào niềm tin rằng các nguyên tắc đạo đức trong ngành khoáng sản quan trọng có thể cải thiện kết quả cho các quốc gia, người dân của họ và hành tinh này.