Theo tài liệu công bố ngày 5/6 của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK), tổng thu nhập quốc dân (GNI) thực tế quý I năm 2024 của Hàn Quốc đạt 567.500 tỷ won (414,16 tỷ USD), tăng 2,4% so với quý IV năm ngoái.
Hoàn tất thủ tục sau khi thi đỗ
Sau khi thi đỗ, bạn đến Sở lao động - Thương binh tại địa phương hoàn tất giấy tờ, thủ tục còn thiếu. Hồ sơ sẽ được gửi trực tiếp cho doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng tại Hàn Quốc.
Thu nhập của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc là bao nhiêu?
Hiện tại mức lương cơ bản mà các doanh nghiệp Hàn Quốc trả cho các lao động nước ngoài tối thiểu là 1.300.000 – 1.600.000 won/tháng, tương đương 27 – 30 triệu đồng. Thời gian làm việc của người lao động là 5 ngày/tuần, 8 tiếng/ngày.
Mức lương của người lao động Việt Nam nhận được còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Ngành nghề: những ngành yêu cầu có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn thì sẽ có mức lương cao hơn mặt bằng chung (Điện, điện tử, Cơ khí…)
- Tính chất công việc: những công việc nặng nhọc, nguy hiểm sẽ có mức lương cao hơn (Hàn, đúc, giàn giáo…)
- Khu vực làm việc: người lao động làm việc ở khu vực ngoại ô, vùng nông thôn sẽ nhận mức lương thấp hơn khi làm việc ở thành phố.
- Bậc lương của doanh nghiệp: mỗi một doanh nghiệp có một bậc lương khác nhau và người lao động sẽ được nhận lương theo quy định bậc lương của doanh nghiệp đó.
Thống kê mức thu nhập cơ bản lao động các ngành (Chưa tính làm thêm)
Xem thêm: Vì sao lao động xuất khẩu từ Hàn Quốc về nước khó tìm việc làm?
Mức lương thực nhận của người lao động sẽ ít hơn mức lương cơ bản vì phải trừ đi các khoản như: thuế, bảo hiểm, phí sinh hoạt nội trú. Như vậy thì lương thực nhận tối thiểu của người lao động sẽ dao động trong khoảng 800.000 – 1.000.000 won/tháng, tương đương với 20 – 23 triệu đồng. Lao động làm việc trong những ngành như cơ khí, máy móc, điện, điện tử thường được nhận mức lương khá cao, khoảng từ 30 – 40 triệu đồng/tháng.
Mức lương làm thêm giờ của người lao động sẽ được tính 150% lương cơ bản. Nếu như tối thiểu mỗi giờ làm việc bình thường là 6.470 won thì lương làm thêm giờ là 9.705 won/giờ). Nếu lao động làm thêm vào ngày nghỉ (tối đa 5 tiếng/ngày) thì lương mỗi giờ làm việc cũng được tính 150%.
Những con đường người lao động lựa chọn khi XKLĐ Hàn Quốc
Hàn Quốc là thị trường lao động tiềm năng, với mức thu nhập cao, chi phí xuất cảnh tốt và môi trường khá tốt. Hiện nay, có khoảng hơn 50.000 lao động của nước ta đang làm việc tại xứ sở kim chi ở nhiều ngành nghề khác nhau như: Xây dựng, sản xuất chế tạo máy, nông nghiệp, ngư nghiệp,...
12 ngành nghề xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Lao động muốn đi xuất khẩu lao động có thể đi theo 2 hình thức sau:
- Công ty môi giới việc làm: Bạn sẽ tìm một trung tâm môi giới việc làm xuất khẩu lao động Hàn Quốc và bỏ một khoản tiền lớn để được có việc làm. Tuy nhiên, lao động nếu không tìm hiểu kỹ càng, dễ gặp những địa chỉ không uy tín, lừa đảo, dễ tiền mất tật mang.
- Các chương trình cấp phép đi nước ngoài EPS do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Cơ quan Chính Phủ bảo đảm cho người lao động các chế độ bảo hiểm, tai nạn,... Tuy nhiên, muốn đi theo hình thức này, bạn phải có trình độ tiếng Hàn.
Chương trình tiếp nhận lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc của Chính Phủ với mức chi phí thấp, được hỗ trợ.
- Theo quy định của Bộ lao động Hàn Quốc, chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc là khoảng 1.154 USD (26 triệu) (Lệ phí thi tiếng Hàn Quốc là khoảng hơn 500.000).
- Các chi phí hồ sơ, đơn hàng, chi phí tập huấn, hướng dẫn, Visa, vé máy bay: 630 USD (14 triệu đồng).
- Bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm thân thể: Người lao động cần mang theo ít nhất 11 triệu đồng.
- Khi xuất khẩu lao động, người lao động bắt buộc phải ký quỹ với mức tiền khoảng 100 triệu đồng, bắt buộc từ 15/05/2020 (50 USD cho bảo hiểm rủi ro, 450 USD cho phí bồi thường nếu họ kết thúc đúng hạn hợp đồng lao động). Số tiền này sẽ được trả lại để người lao động mua vé máy bay về nước.
Chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc mới nhất là bao nhiêu?
Mức thu nhập của lao động làm việc theo chương trình EPS khoảng 1500 - 2000 USD/tháng, khoảng 35 - 45 triệu đồng/ tháng cùng những chế độ bảo hiểm xã hội khác dựa theo nghị định song thương giữa 2 nước về BHXH quy định vào tháng 12/2021.
2. Chương trình lao động kỹ thuật
Công nhân, kỹ sư đi XKLĐ bằng chương trình lao động kỹ thuật (Visa E7) theo hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với công ty hoặc qua các hợp đồng lao động giữa Hàn Quốc và đơn vị của Việt Nam. Những lao động này được cư trú, làm việc dài hạn tại xứ sở kim chi trên 5 năm cùng mức lương từ 2000 - 2500 USD (47-50 triệu đồng/ tháng).
Theo thống kê, có khoảng hơn 3.000 lao động làm việc theo chương trình Visa E7 thuộc các ngành như: Công nghệ thông tin, điện tử, hàn, cơ khí, vận hành máy,...
Lao động làm thuyền viên trên tàu dựa theo các hợp đồng cung ứng thuyền viên giữa đơn vị Việt Nam với Hàn Quốc. Ngày nay, có khoảng hơn 10.000 công nhân làm việc chương trình này tại xứ sở kim chi, cùng mức lương 450 - 550 USD/ tháng (Khoảng 11 - 13 triệu đồng/ tháng) và tàu cá gần bờ 400 USD/ tháng (Khoảng 9 triệu đồng/ tháng).
Chờ Visa và xuất cảnh đi làm
Chờ đợi Visa và xuất cảnh đi làm, đồng thời mang theo 450 USD tiền bảo hiểm.
Sau khi hoàn thành quá trình làm việc, bạn quay về Việt Nam và nhận lại tiền cọc.
Nhìn chung, để nhận được mức thu nhập cao khi làm việc tại Hàn Quốc, người lao động phải trải qua kỳ thi cử, quy trình thủ tục và nhiều khó khăn khác. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên lựa chọn hình thức lao động theo chương trình EPS của Chính phủ thay vì nhập cư trái phép vì cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí mất mạng.
(Nguồn Vieclamhanquoc.vn và báo Dân Việt)
Bài chia sẻ dưới đây cung cấp thông tin về visa E7S, một loại visa lao động chuyên nghiệp mới được Cục Xuất Nhập Cảnh ra mắt từ ngày 1.1.2023. Visa này được xem như là lựa chọn cho những người có thu nhập cao, và đã có hơn 20 người nhận được visa E7S trong đợt 1. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần biết về visa E7S:
Những khó khăn của người Việt Nam muốn sang Hàn Quốc làm việc
Một số khó khăn mà nhiều người muốn sang Hàn Quốc làm việc phải chùn chân, không dám tiếp tục dự định phải kể đến như sau:
- Phải thi chứng chỉ tiếng Hàn EPS 1 lần mỗi năm và tỷ lệ chọi đến 1: 10.
- Những doanh nghiệp Hàn Quốc chỉ lựa chọn những người có chứng chỉ tiếng Hàn và thường sẽ xét duyệt rất kỹ càng. Nhiều người sẽ phải chờ đến 2, 3 năm mới được chọn.
- Nhiều người trúng tuyển thi tiếng Hàn nhưng lại thuộc khu vực cấm đi lao động Hàn Quốc nên cơ hội càng khó khăn hơn.
- Khó khăn trong việc học, giao tiếp tiếng Hàn do phát âm phức tạp và khó học.
- Một số tỉnh Hàn Quốc khá nghèo nên điều kiện sinh hoạt kém, mức thu nhập không cao.
- Đơn hàng lao động của người Việt sang Hàn có tỷ lệ chọi cao.
- Đi XKLĐ phải ký quỹ 100 triệu đồng và việc vay vốn ngân hàng chỉ giới hạn trong số tiền này, còn các chi phí khác người lao động phải vay mượn nơi khác.
Những loại visa xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, ngành nghề, trình độ kinh nghiệm mà sẽ có từng loại Visa khác nhau như:
- Visa E1 (Giáo sư): Visa cấp cho những lao động kỹ thuật, bằng cấp chuyên môn, trình độ tay nghề cao và có thời hạn là khoảng 5 năm.
- Visa E2 (Visa giảng viên ngoại ngữ): Visa cấp cho các quốc gia đến Hàn Quốc làm giáo viên dạy ngoại ngữ với thời hạn khoảng 13 tháng.
- Visa E3 (Nghiên cứu): Visa cấp cho những người có dự định đến Hàn Quốc làm việc trong các viện nghiên cứu, trường đại học.
- Visa E4 (Hỗ trợ kỹ thuật): Tương tự như E3.
- Visa E5 (Chuyên gia): Cấp cho những người làm việc trong những lĩnh vực chuyên nghiệp như bác sĩ, phi công, nhân viên y tế,...
- Visa E6 (Nghệ thuật, giải trí): Cấp cho những người làm việc trong lĩnh vực giải trí, nghệ thuật,...
- Visa E7 (Kỹ sư chuyên ngành): Lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn, trình độ tay nghề cao, bằng cấp trung cấp trở lên, kinh nghiệm 3 năm trở lên.
- Visa E9 (Lao động phổ thông): Dành cho những người làm công việc phổ thông.
- Visa E10 (Lao động trên tàu thuyền): Những người lao động trên tàu thuyền.
- Visa H1 (Lao động ngày lễ): Công nhân được làm việc vào những ngày lễ, thời hạn 1 năm.