Tiền thân là trạm xá được xây dựng vào năm 1956 được nâng cấp qua các giai đoạn phát triển, đến năm 1991 TTYT huyện An Phú chính thức được thành lập, đơn vị không ngừng cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Trung tâm hiện có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế tiên tiến, đảm bảo cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh và y tế dự phòng hiệu quả. Với sự hỗ trợ từ UBND các cập, Sở Y tế và các cơ quan ban ngành, TTYT huyện An Phú luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Một số địa danh trải nghiệm Hà Giang
Cột mốc số 0 tại thành phố Hà Giang thường là điểm đến đầu tiên và cũng là nơi check-in quen thuộc, nổi tiếng đối với nhiều Lữ khách . Cột mốc này tọa lạc nằm ngay trên Quộc Lộ 2 ở khu vực trung tâm thành phố, gồm cột mốc đường và cột mốc bằng đá có chú thích rõ mốc lịch sử.
Cổng trời Quản Bạ Của Hà Giang trước đây là nơi canh gác và kiểm soát mọi hoạt động ra vào cao nguyên đá với cánh cổng lớn bằng gỗ. Tuy nhiên, hiện nay, nó chỉ còn lại di tích và trạm phát sóng. Do độ cao lớn, nên thời tiết ở nơi này thường xuất hiện mây mù bao phủ quanh năm suốt tháng.
Núi đôi Quản Bạ là điểm thăm quan Hà Giang vô cùng nổi tiếng, đồng thời là danh thắng tự nhiên có hình dáng lạ. Đây là hai ngọn núi nằm giữa thung lũng tựa như bầu ngực căng tròn của “cô Tiên”, do đó nó còn có tên gọi khác là Núi đôi cô Tiên.
Tọa lạc trên Quốc Lộ 4C lên Đồng Văn hay còn được biết đến với cái tên là con đường Hạnh Phúc, rừng thông Yên Minh Của Hà Giang nằm ở xã Na Khê, Lao Và Chải, huyện Yên Minh. Nơi đây nổi tiếng với những cây thông lớn tuyệt đẹp và những đồi cỏ rất bắt mắt, tựa như “Đà Lạt thứ 2” ở miền Bắc. khách thăm quan Hà Giang đến đây sẽ được đi qua những con đường uốn lượn giữa rừng thông, và nhìn thấy được những ngôi nhà trình tường ở phía bên kia núi, phía sau là cả hàng cây sa mộc xanh thăm thẳm.
Chợ Đồng Văn cũ Của Hà Giang là nơi đã có niên đại hàng trăm năm được xây dựng bằng đá và lợp ngói âm dương. Mặc dù hiện nay hoạt động họp phiên đã được chuyển sang chợ mới, nhưng nó vẫn giữ được nguyên vẹn nét đặc trưng, truyền thống của người dân tộc miền cao. Đồng Văn cũng có khu phố cổ với tuổi đời hàng thế kỷ, tại đây có những nhà cổ quý giá được giữ gìn và bảo tồn cho đến ngày nay. khách thăm quan Hà Giang đến đây cũng có thể đi bộ lên khu Đồn Cao ở phía sau chợ cũ để có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn cổ kính, rêu phong.
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, Đào Mã Pí Lèng Của Hà Giang là cung đèo nối liền Đồng Văn với Mèo Vạc, nằm trên con đường Hạnh Phúc rất hiểm trở và cheo leo. Nhiều người vẫn hay ví con đèo này là đệ nhất hùng quan, đặc sản Của Hà Giang, hiếm nơi này có được. Một bên là núi đá dựng vách thành, một bên là vực sâu thăm thẳm với dòng sông Nho Quế cuộn chảy, uốn lượn qua từng khe đá. Hẻm vực Tu Sản – hẻm núi sâu nhất Việt Nam cũng là nét đứt gãy địa chất kỳ vĩ và độc đáo tại nơi này.
Thị trấn Mèo Vạc Của Hà Giang tọa lạc giữa bốn bề núi đá hùng vĩ, từ đây Lữ khách đi tham quan Khâu Vai hay rừng đá Lũng Pù để khám phá và trải nghiệm chợ phiên Mèo Vạc.
Đúng như cái tên của nó, đây là cung đèo có hình chữ M tọa lạc trên đường từ Mèo Vạc về Yên Minh Của Hà Giang. Con đường khúc khuỷu, ngoằn nghèo với những “đường cong hoàn hảo” qua trùng điệp núi đá đã tạo nên hình thù kỳ vĩ và đẹp mắt đầy hiểm trở, song lại kích thích tinh thần chinh phục của nhiều khách thăm quan Hà Giang khi đến đây, nhất là với các phượt thủ chuyên nghiệp luôn gắn mình trên những con đường gian nan.
Trong những năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tỉnh An Giang đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Bài viết này khái quát thực trạng phát triển kinh tế tỉnh An Giang, đồng thời chỉ ra một số nguy cơ đe dọa an ninh kinh tế trên địa bàn Tỉnh, từ đó, đề xuất một số giải pháp quản trị an ninh kinh tế trong thời gian tới, nhằm phát triển bền vững kinh tế địa phương. Từ khóa: An ninh kinh tế, quản trị, phát triển bền vững, thách thức Một số khái niệm
An ninh kinh tế là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia, an ninh phi truyền thống, là trạng thái nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững và không bị đe dọa bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Quản trị an ninh kinh tế là hoạt động tổ chức và điều hành của Nhà nước nhằm ngăn ngừa, kiểm soát các nguy cơ; bảo đảm an toàn, phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế (hoặc doanh nghiệp). Bên cạnh đó, vai trò của quản trị an ninh kinh tế là tạo lập môi trường thuận lợi, an toàn, ổn định cho nền kinh tế, cho hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình, mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Thực trạng phát triển kinh tế tỉnh An Giang
An Giang là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất rất giàu tiềm năng, vừa có đồng bằng trù phú, màu mỡ được bồi đắp bởi 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu của dòng sông Mê Kông huyền thoại, vừa có đồi núi trải dài từ Đông sang Tây với nhiều cảnh quan tươi đẹp, huyền bí đan xen với hệ thống kênh rạch được quy hoạch để phát triển với tầm nhìn dài hạn.
Kết quả của sự đổi mới đã đưa An Giang từ một tỉnh đứng trước ngưỡng thiếu lương thực, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lương thực và xuất khẩu.
Theo UBND tỉnh An Giang, ước tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2023 đạt mức 5,08%.Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực (khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ tăng dần qua các năm). GRDP bình quân đầu người tăng qua các năm, năm 2021 đạt trên 48,9 triệu đồng/người/năm, năm 2022 đạt trên 53,9 triệu đồng/người/năm, năm 2023 đạt 60,55 triệu đồng/người/năm.
Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 đạt 22.055 tỷ đồng (đạt 112% dự toán và đạt 53% chỉ tiêu nghị quyết đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025). Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 46.942 tỷ đồng, đạt 94% dự toán giao. Trong 3 năm 2021 - 2023, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 98.168 tỷ đồng (đạt 60% so Nghị quyết), kim ngạch xuất khẩu đạt 3.470,6 tỷ USD (đạt 66% Nghị quyết).
6 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó kinh tế tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 6,6% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,5%), các khu vực kinh tế đều tăng trưởng (đứng thứ 5/13 các tỉnh/thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 27/63 trong cả nước). Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định. Sản xuất công nghiệp - xây dựng phục hồi và phát triển nhanh. Thương mại - dịch vụ và du lịch ổn định và tiếp tục phát triển; 6 tháng đầu năm ngành du lịch đón khoảng 7 triệu lượt khách tham quan (tăng 16% so cùng kỳ), doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 8.000 tỷ đồng, tăng 105% so cùng kỳ… Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt 35,88% kế hoạch vốn giao đầu năm (tương đương 3.398 tỷ đồng).
Về phát triển hạ tầng giao thông, Tỉnh đã khởi công tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 và đề xuất dự án tuyến nối từ điểm đầu cao tốc đến Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Cửa khẩu Khánh Bình. Đồng thời, An Giang đã xây dựng và khánh thành tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên; xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ TX. Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp; nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 941, 943, 955B, 946, 948, 949… và hàng trăm cầu, đường giao thông nông thôn, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Ngoài ra, nhiều dự án hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội được đầu tư xây dựng, như: Bệnh viện Sản - Nhi An Giang, Nhà hát tỉnh An Giang, Trung tâm Hội nghị TP. Châu Đốc, Bệnh viện Y học cổ truyền…
Về phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị, đã khánh thành Nhà máy gạo Hạnh Phúc có quy mô lớn nhất Châu Á và Nhà máy công nghệ may mặc Spectre của Đan Mạch, quy mô 11 triệu USD; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vàm Cống, quy mô 193,3ha; công bố thành lập TX. Tịnh Biên.
Về phát triển nông nghiệp, An Giang tiếp tục giữ vững sản xuất 4 triệu tấn lúa mỗi năm, tăng dần tỷ lệ giống lúa chất lượng cao; phát triển 88 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao trở lên; có 76/110 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 69,1%... Một số nguy cơ đe dọa an ninh kinh tế tỉnh An Giang
Dưới góc độ an ninh kinh tế, An Giang đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Về an ninh nông nghiệp, nông thôn, an ninh lương thực
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của An Giang đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp chưa cao và chưa đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra; tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp diễn ra chậm, năng suất lao động còn thấp, giá cả nông sản nhất là giá lúa luôn bấp bênh... làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người nông dân.
Trên địa bàn đã xuất hiện các nguy cơ, mối đe dọa an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, xung đột xã hội làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo an ninh lương thực tại địa phương: Nguy cơ suy thoái và suy giảm độ phì nhiêu của đất; các cú sốc về biến đổi khí hậu và biến cố địa chất. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, sự phụ thuộc vào giống lúa, trình độ phát triển cơ giới hóa và công nghệ còn thấp, tỷ trọng nhập khẩu cây giống, con giống và thức ăn chăn nuôi cao. Còn nhiều rào cản để hình thành các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại ở địa phương.
Về an ninh thương mại biên giới
Hiện nay, đã và đang xuất hiện những nguy cơ, mối đe dọa an ninh thương mại biên giới, như: Nguy cơ lúa gạo An Giang bị lúa gạo Thái Lan, Campuchia, Philipines cạnh tranh, ép giá trong xuất khẩu. Ngoài ra, sản xuất gạo cao cấp, thủy sản chất lượng cao, rau màu sạch là một thách thức lớn do An Giang chưa hình thành được các chuỗi liên kết trong sản xuất, xuất khẩu thủy sản, lúa gạo, rau quả; Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất giữa nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, lúa gạo, rau quả trên địa bàn...
Bên cạnh đó, tỉnh An Giang có đường biên giới dài khoảng 98,2km (hơn 12km đường biên giới trên sông), nhiều đường mòn, kênh rạch và sông chạy qua; tiếp giáp với 2 tỉnh Takeo và Kandal (Vương quốc Campuchia). Nhiều cửa khẩu tạo thành cửa ngõ thông thương, giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực nên địa bàn quản lý của lực lượng biên phòng và hải quan rộng. Cùng với đó, hoạt động của tội phạm ma túy, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại, xuất - nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo UBND tỉnh An Giang, năm 2023, các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện, bắt giữ 1.759 vụ (tăng 187 vụ so cùng kỳ năm 2022) về hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả (G.K, 2023). Ngoài ra, những vụ việc tấn công mạng, tội phạm mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng diễn biến phức tạp và đang xâm hại các hoạt động phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh An Giang. Một số giải pháp quản trị an ninh kinh tế trong thời gian tới
Để làm tốt công tác bảo đảm an ninh kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp quản trị an ninh kinh tế như sau:
Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt hơn trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về bảo đảm an ninh kinh tế. Theo đó, các cấp, các ngành của tỉnh An Giang phải quán triệt triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh kinh tế thành các chương trình, kế hoạch và trách nhiệm của từng cấp, ngành để thực hiện có hiệu quả. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không để xảy ra các sơ hở, thiếu sót. Kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế, nhất là kinh tế số trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, đổi mới phương thức và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới các cấp, ngành, từ tỉnh đến các địa phương trong tỉnh, về trách nhiệm bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét hơn từ nhận thức đến hành động, đưa công tác bảo đảm an ninh kinh tế trên địa bàn Tỉnh trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Thứ ba, cần xây dựng các phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể:
Xây dựng các phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh lương thực gắn với an ninh nông nghiệp, an ninh nông thôn.
Xây dựng các phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh thương mại gắn với an ninh lương thực, nông nghiệp, an ninh nông thôn.
Phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang, gắn với đảm bảo an ninh biên giới.
Thứ tư, tổng kết các mô hình, kinh nghiệm tốt về phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh kinh tế của các địa phương để triển khai nhân rộng ra toàn tỉnh An Giang, chú trọng các vấn đề an ninh kinh tế nổi lên trong giai đoạn hiện nay như: An ninh lương thực, an ninh nông nghiệp, an ninh nông thôn, an ninh thương mại, phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Trong quản trị an ninh kinh tế, phải coi trọng công tác phòng ngừa, giảm nhẹ, đồng thời làm tốt các công tác cứu trợ, phục hồi, tái thiết và phát triển.
Thứ năm, cần thành lập các trung tâm, bộ phận nghiên cứu về an ninh phi truyền thống, trong đó có an ninh kinh tế tại các trường đại học, viện nghiên cứu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh An Giang. Kịp thời bổ sung các kiến thức mới về quản trị an ninh phi truyền thống nói chung, về quản trị an ninh kinh tế nói riêng cho cán bộ an ninh kinh tế, cảnh sát kinh tế, cán bộ các ngành kinh tế của tỉnh An Giang.../. Tài liệu tham khảo
Trung tướng, GS, TS. Nguyễn Xuân Yêm
Viện An ninh phi truyền thống - Đại học Quốc gia Hà Nội