Cần làm việc một cách nghiêm túc giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh với thiện ý hợp tác cùng giải quyết vấn đề bạo lực học học đường và ngăn ngừa việc bạo lực có thể còn tiếp diễn, tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau.
Có những biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Chiều 12/3, thầy Phạm Văn Châu - Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường (đóng trên địa bàn xã Xuân Hồng - huyện Xuân Trường) cho biết, sự việc bắt đầu từ ngày 24/2, học sinh L.P.A (lớp 10A5) và nhóm bạn có mâu thuẫn với một nhóm khác tại thị trấn Xuân Trường. Trong nhóm này có học sinh N.T.T.H (lớp 11A11 cùng trường).
Sáng hôm sau, 25/2, em H. hẹn P.A ra nhà vệ sinh khu nhà C của Trường THPT Xuân Trường. Tại đây, H. đóng cửa lại và đánh P.A.
Đánh xong, H. yêu cầu các học sinh liên quan không được nói với ai.
Học sinh quay lại clip xô xát trên được xác định là P.T.K.D (lớp 11A11). Đến ngày 8/3, clip mới xuất hiện trên mạng xã hội.
Đại diện Trường THPT Xuân Trường cho biết, ngày 9/3 nhà trường và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục làm việc với các học sinh có liên quan, yêu cầu các em viết kiểm điểm và cam kết không được để sự việc diễn biến phức tạp hơn.
Sau đó nhà trường tiến hành làm việc với đại diện phụ huynh các học sinh có liên quan để làm rõ sự việc. Đồng thời, nhà trường cũng đã báo cáo cho phía công an huyện Xuân Trường về nội dung vụ việc và xin ý kiến.
“Trên tinh thần dân chủ, khách quan, nhà trường đã lấy ý kiến của tập thể lớp và lập biên bản đề nghị xét kỷ luật đối với các học sinh vi phạm. Mọi người sẽ bỏ phiếu kín, và nhà trường kỷ luật nghiêm khắc đối với các học sinh có hành động bạo lực", thầy Châu cho biết.
Sau khi nhận được văn bản báo cáo của Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường xung quanh vụ việc học sinh của trường xích mích, đánh nhau và quay clip và phát tán trên mạng xã hội, Sở GD&ĐT Nam Định đã yêu cầu nhà trường khẩn trương xác minh để đưa ra hình thức xử lý, kỷ luật phù hợp.
Ngày 9-10, trao đổi với phóng viên, ông Võ Hữu Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long), cho biết liên quan đến vụ 9 học sinh lớp 8 của trường dùng ghế, mũ bảo hiểm đánh bạn và quay clip, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện đã có báo cáo.
Theo báo cáo, vào ngày 21-9, học sinh T.T.L. giả vờ té lên lưng bạn học là N.H.N. Sau đó, N. về nhà nói với bà nội là bạn L. làm mình bị đau. Bà nội của N. phản ánh lại người nhà L. và học sinh này bị gia đình đánh phạt.
Nhóm học sinh ở Trường THCS Trung Hiếu đánh bạn. Nguồn: Facebook
Ngày 23-9, L. không tham gia nhưng kêu nhóm bạn học đánh N. Cả nhóm thấy N. đang ngồi trong lớp học nên lao vào dùng tay, chân, chổi, nón bảo hiểm, ghế nhựa để đánh. N. bị đánh không dám kháng cự.
Sự việc xảy ra có nhiều học sinh chứng kiến và cổ vũ đánh nhau. Các học sinh không báo nhà trường và một học sinh nữ đã dùng điện thoại để quay lại sự việc.
N. được đưa đi bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán chấn thương phần mềm trên đầu, sưng hai tay, 1 đường đứt bàn tay trái, đau phần lưng và được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Sau đó, Trường THCS Trung Hiếu đã thành lập Hội đồng kỷ luật và thống nhất đề xuất hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật với hình thức đình chỉ học tập 1 năm đối với 8 học sinh đánh bạn và đình chỉ học tập 2 tuần đối với học sinh quay clip. Các học sinh đứng xem và không báo cáo hay hỗ trợ bạn can ngăn, bị kiểm điểm trước toàn trường và hạ một bậc hạnh kiểm.
Ngoài ra, theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vũng Liêm, phòng sẽ phối hợp với Phòng Nội vụ thành lập hội đồng xử lý kỷ luật đối với ông Võ Hữu Trân và 2 giáo viên.
Nguyên nhân do 2 năm học gần đây, Trường THCS Trung Hiếu xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau gây thương tích học sinh, thầy, cô giáo. Phó Hiệu trưởng và thầy, cô đã nhiều lần đề xuất xử lý học sinh vi phạm nhưng hiệu trưởng không có giải pháp, không xử lý triệt để.
Đến sự việc nhóm học sinh đánh nhau và quay clip, ông Trân không kịp thời xử lý, báo cáo với lãnh đạo các cấp, không thông báo kịp thời với gia đình học sinh bị đánh để có biện pháp hỗ trợ.
Hành vi đánh nhau của học sinh được hiểu như thế nào? Hành vi đánh nhau gây ra những hậu quả gì? Giáo viên và nhà trường nên xử lý như thế nào trong trường hợp học sinh đánh nhau? Phụ huynh nên xử lý như thế nào trong trường hợp học sinh đánh nhau? Làm sao để hạn chế tình trạng đánh nhau ở học sinh?
Việc học sinh đánh nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt hành vi này cũng có tác động rất lớn đến người gây hại và người bị hại. Vì thế giáo viên và phụ huynh cần có những cách xử lý khéo léo để giải quyết tình huống này ổn thỏa?
Hành vi đánh nhau gây ra những hậu quả gì?
Tác động về mặt thể xác là điều không thể tránh khi bị vướng vào những cuộc đánh nhau. Tuy nhiên, mức độ tổn hại của nó cũng tùy thuộc vào tác động vật lý của người gây ra, và có thể chỉ xây xát nhẹ cũng có thể dẫn đến tử vong. Như hồi tháng 11 vừa qua, tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra một vụ gây gổ của các em học sinh Trung học phổ thông và hậu quả là một người tử vong.
Nhưng có lẽ tác động lớn nhất sẽ là tác động đến sức khỏe tinh thần. Những đứa trẻ bị đánh sẽ cảm thấy sợ hãi và tồi tệ hơn là cảm giác này sẽ đeo bám chúng, điều này có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm. Học sinh sẽ có những biểu hiện như luôn thấy buồn chán, cô đơn, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, cảm thấy mất hứng thú với mọi thứ xung quanh, và có thể dễ bị cáu gắt. Tệ hại nhất là ảnh hưởng đến suy nghĩ của những đứa trẻ và chúng sẽ có ý định tự sát. Trẻ bị bạo lực học đường có thể dễ có ý tưởng hành vi tự sát do trầm cảm, lo âu, stress, căng thẳng đặc biệt tăng nếu không được sự hỗ trợ chia sẻ từ cha mẹ người thân và bạn bè.
Đối với những học sinh đánh nhau:
Thực tế nhiều người nghĩ rằng những đứa trẻ làm hại đến người khác thì phải chịu tổn thương gì đâu? Nhưng điều đó hoàn toàn là sai vì những đứa trẻ đánh nhau cũng phải chịu sự kỷ luật, thậm chí bị xử phạt theo quy định của pháp luật, nặng nhất là phạt tù, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của chúng. Bên cạnh đó, chúng cũng bị ảnh hưởng tâm lý không hề nhỏ, khi luôn phải chịu sự dè bỉu, chê bai từ những người xung quanh.
Hành vi đánh nhau của học sinh tạo nên một văn hóa học đường thiếu lành mạnh, và hành vi này cũng ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của lứa tuổi học sinh, ảnh hưởng đến một nền văn hóa rộng rãi.