Thủy sản Minh Phú vẫn tiếp tục giữ ngôi đầu bảng về xuất khẩu tôm, với giá trị 75,7 triệu USD trong 3 tháng đầu năm, gấp hơn 3 lần so với công ty Quốc Việt ở vị trí thứ hai.
Tác động tới tỷ giá hối đoái
Khi xuất khẩu ròng có thặng dư, lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, dòng ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều sẽ làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ. Việc trao đổi giao thương bắt buộc phải dùng đồng nội tệ. Từ đó, nhu cầu đối với đồng nội tệ tăng lên, khiến tiền tăng giá trị. Lúc này, một đồng nội tệ đổi được nhiều ngoại tệ hơn.
Ngược lại, khi xuất khẩu ròng thâm hụt, số lượng hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. Để mua hàng từ các quốc gia khác, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ngoại tệ đất nước đó. Các hoạt động nhập khẩu khiến nhu cầu về ngoại tệ tăng. Theo đó, đồng ngoại tệ cũng sẽ tăng giá.
Dựa vào những thay đổi này, Chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách liên quan một cách kịp thời để kiểm soát dòng tiền.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng?
Có rất nhiều yếu tố tác động tới xuất khẩu ròng của một quốc gia. Chúng bao gồm: Tỷ giá hối đoái, các chính sách thương mại và lạm phát.
Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng. Khi giá trị đồng nội tệ tăng, quốc gia có thể nhập khẩu hàng hoá với mức giá rẻ hơn nhưng hàng hoá xuất khẩu của quốc gia đó lại trở nên đắt đỏ. Các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh hơn. Do đó, giá trị xuất khẩu ròng sẽ giảm.
Ví dụ, một sản phẩm A của Việt Nam có giá 200.000 VND và một sản phẩm tương đương của Trung Quốc có giá 58 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá là 3.400 VND = 1 CNY thì sản phẩm của Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 197.200 VND, rẻ hơn so với sản phẩm Việt Nam. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái trở thành 3.600 VND = 1 CNY thì lúc này, sản phẩm A của Trung Quốc sẽ được bán với giá 208.800 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.
Các chính sách của Nhà nước cũng tác động đến xuất khẩu ròng của một quốc gia. Các chủ trương hạn chế hoặc hỗ trợ đối với một mặt hàng sẽ gây ảnh hưởng đến giá của hàng hoá đó. Ví dụ, Chính phủ thực hiện trợ cấp nông nghiệp có thể làm giảm chi phí canh tác, khuyến khích sản xuất nhiều hơn để xuất khẩu. Từ đó, sản lượng xuất khẩu có thể được cải thiện.
Các quốc gia thường kiểm soát xuất khẩu ròng thông qua việc đặt các mức thuế. Tuy nhiên, nếu thiết lập mức thuế nhập khẩu quá cao có thể khiến thâm hụt thương mại trầm trọng hơn. Lý do là bởi điều này vô hình trung tạo nên rào cản đối với hoạt động giao thương tự do của các quốc gia. Vì thế tình hình xuất khẩu của các quốc gia cũng bị ảnh hưởng.
Lạm phát có thể gây ảnh hưởng tới giá thành sản xuất qua đó tác động tới giá các sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ, lạm phát khiến giá gạo tăng cao. Từ đó, gạo và các sản phẩm làm từ gạo đều bị đẩy giá lên, khiến sản phẩm trở nên đắt đỏ. Do đó, sản phẩm mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường, khiến việc xuất khẩu khó khăn hơn.
Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Xuất khẩu ròng là gì? (Cập nhật 2022) cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.
(vasep.com.vn) Quý đầu năm nay, XK tôm của Việt Nam đạt trên 686 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.
Riêng tháng 3/2024, XK tôm đạt gần 272 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù mức tăng trưởng còn khiêm tốn nhưng điều này cho thấy sức mua từ các thị trường đang phục hồi trở lại.
Tháng 3/2024, Trung Quốc&HK và Mỹ là 2 thị trường nổi bật, ghi nhận tăng trưởng lần lượt 17% và 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 3 tháng đầu năm nay, XK tôm sang Trung Quốc&HK thu về 128 triệu USD, tăng 75%; XK sang Mỹ đạt 121 triệu USD, tăng 16%.
XK sang Nhật Bản, Hàn Quốc và EU trong quý đầu năm nay vẫn ghi nhận giảm từ 2%-14% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong quý đầu năm, hoạt động XK tôm của Việt Nam khá sôi động sang một số thị trường nhỏ hơn như Canada, Đan Mạch, Anh, Đài Loan, Nga với mức tăng trưởng từ 17% - 224% so với cùng kỳ.
Sản lượng và giá tôm nguyên liệu tăng
Theo số liệu của Cục Thủy sản, tính đến 20/3/2024, diện tích thả nuôi tôm đạt khoảng 348.670 ha gồm diện tích nuôi tôm sú 334.799 ha và diện tích nuôi tôm chân trắng 13.871 ha. Sản lượng tôm ước đạt 161,1 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, sản lượng tôm chân trắng ghi nhận mức tăng trưởng 6%, sản lượng tôm sú tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng là top 3 địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất và XK tôm. Cà Mau đứng đầu về sản lượng tôm với 22.942 tấn tôm sú trong quý đầu năm nay, giảm 5%, tôm chân trắng với 33.567 tấn, giảm 5%. Cà Mau có thế mạnh về nuôi tôm với diện tích nuôi tôm khoảng 280.000ha, sản lượng đạt 230.000 tấn/năm, gồm nhiều loại hình nuôi như: Nuôi siêu thâm canh, thâm canh, nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm rừng, tôm lúa...
Kim ngạch XK tôm của Cà Mau năm 2023 đạt trên 1 tỷ USD; chiếm 40% về diện tích, chiếm 22% sản lượng và gần 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.
Bạc Liêu đứng thứ hai về sản lượng tôm trong quý đầu năm nay với 12.502 tấn tôm sú, giảm 14% và 13.577 tấn tôm chân trắng, tăng 56% so với cùng kỳ.
Những năm qua, con tôm Bạc Liêu đã có vị trí nhất định, đã có mặt tại nhiều thị trường được xem là khó tính.
Toàn tỉnh hiện có 45 nhà máy chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Trung Đông… với công suất thiết kế gần 210.000 tấn/năm, đứng thứ 3 cả nước.
Tiếp đó là Sóc Trăng trong quý đầu năm nay với sản lượng đạt 1.135 tấn tôm sú, giảm 53% và 9.080 tấn tôm chân trắng, tăng 50% so với cùng kỳ.
Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2023 của tỉnh đều vượt chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu diện tích thả nuôi tôm nước lợ là 50.320 ha, sản lượng 215.000 tấn.
Hiện, các hợp tác xã, hộ nuôi tôm ở Sóc Trăng đã chuyển đổi hình thức nuôi tôm truyền thống bằng ao đất sang nuôi tôm trong ao lót bạt; nuôi tôm hai, ba hay nhiều giai đoạn kết hợp lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường tự động.
Quý đầu năm nay, Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu dẫn đầu về kim ngạch XK tôm, lần lượt chiếm 23%, 20% và 11% tổng kim ngạch XK tôm của cả nước.
Giá tại đầm tôm chân trắng và tôm sú nguyên liệu của Việt Nam cũng đã có xu hướng tăng kể từ tháng 1 năm nay.
Doanh nghiệp nỗ lực “vượt sóng”
Trải qua quý đầu năm trong bối cảnh ngành tôm còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, các DN XK tôm vẫn cho thấy những nỗ lực và quyết tâm trong sản xuất, kinh doanh.
Ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết, để tăng đơn hàng, thời gian qua doanh nghiệp đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trên thế giới. Gần đây nhất là Hội chợ thủy sản quốc tế tại Boston tại Mỹ để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới nhà nhập khẩu thế giới. Các sản phẩm tôm Việt Nam đều được nhà nhập khẩu đánh giá cao.
Trong kế hoạch sắp tới, Minh Phú tiếp tục tham gia các chương trình triển lãm để giới thiệu sản phẩm, dự kiến là Nhật Bản và Hàn Quốc... để tiếp cận người tiêu dùng ở 2 quốc gia này.
Bên cạnh đó, công ty cũng liên tục nâng chất lượng con tôm qua công nghệ nuôi sinh học, giúp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho tôm Việt.
Theo ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, khó khăn của ngành tôm Việt vẫn chưa được khắc phục. Từ tháng 7/2023, Thực phẩm Sao Ta đã đưa vào vận hành khu trang trại Vinfarm ở Vĩnh Thuận, giúp mở rộng vùng nuôi thêm 203 ha, nâng tổng diện tích vùng nuôi lên 525 ha với khả năng cung ứng 16.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Khi vùng nuôi này đi vào vận hành đầy đủ sẽ giúp cải thiện đáng kể năng lực tự chủ tôm nguyên liệu của DN. Riêng với những khó khăn về thị trường, doanh nghiệp sẽ duy trì các giải pháp đang có và linh hoạt tối đa nhằm tận dụng mọi cơ hội, trong đó sẽ chú ý tìm hiểu cơ hội tại thị trường Trung Quốc.
Ông Trần Bé Sáu, Giám đốc điều hành Nhà máy Thủy sản Việt – Úc (nằm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ: “Tuy thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, nhưng với kinh nghiệm và sự linh động trong xuất khẩu, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các đối tác tiềm năng, mở rộng thị trường để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Song song đó là đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị, năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của tỉnh đáp ứng nhu cầu thị trường và vượt qua các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu”.
Lãnh đạo công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) thông tin, công ty có diện tích nuôi tôm công nghệ cao lên đến hàng trăm hécta, nhờ nuôi theo quy trình khép kín với hệ thống trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật nuôi tốt nên sản lượng tôm nuôi sau thu hoạch cao, bình quân 1 ao nuôi có diện tích 1.200m2, thu hoạch 10 tấn tôm/ao/đợt thả nuôi, có ao thả nuôi mật độ dày lên đến 20 - 30 tấn/ao/đợt (1 ao thả nuôi được nhiều đợt trong năm). Hiện tại, công ty đang tiếp tục xuống giống vụ tôm nuôi nước lợ để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến phục vụ thị trường xuất khẩu.
Quý đầu năm nay, kim ngạch XK tôm chiếm 35% tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Tôm Việt Nam được XK sang gần 90 thị trường. Kỳ vọng, đà tăng trưởng trong quý đầu năm vẫn sẽ được duy trì trong quý tiếp theo khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn.