Triết lý dân chủ là điểm nhấn của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, "lấy người học làm trung tâm", tích cực hoá hoạt động học tập. Điều này thống nhất với triết lý của nhiều nền giáo dục trên thế giới.
"Lấy người học làm trung tâm" – tự học là chính
Cụ thể về quan điểm lấy người học làm trung tâm, Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh cho biết: Các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng nhiều nhất là tự học, học theo nhóm, trò chơi đóng vai, hoạt động trải nghiệm, dự án học tập, tham quan…
Các phương pháp dạy học được sử dụng nhiều nhất là phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, tranh luận, nghiên cứu tài liệu…
"Có thể khẳng định rằng: Dạy học "lấy người học làm trung tâm" có tư tưởng chủ đạo là lấy tự học làm chính; lấy tập thể để bổ trợ cho cá nhân; lấy máy móc thiết bị làm phương tiện; lấy tài liệu, sách giáo khoa, băng hình và tự đánh giá kết quả học tập. Lối học này hình thành ở học sinh sự mạnh dạn, có tính cách, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lý, tạo nên con người rất thực tế, dẫn đến sự năng động và sáng tạo trong tư duy, trong hoạt động cuộc sống", Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh chia sẻ.
Cái khó nhất khi thực hiện quan điểm lấy người học làm trung tâm
Để thực hiện hiệu quả quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, cần phải chuẩn bị nhiều điều kiện, trong đó, quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên.
Theo Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh, trước hết là công tác bồi dưỡng cho giáo viên làm sao để họ chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hành động; tích cực, chủ động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động giảng dạy, sắp xếp thời gian đủ cho các chuyên đề.
Sau đó là chuẩn bị cơ sở vật chất, đặc biệt là phương tiện dạy học, những điều kiện đảm bảo tốt nhất cho quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động dạy học.
Trong những công đoạn ấy, việc thay đổi tư duy, phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên là khó nhất.
"Những giáo viên mà tôi từng tiếp xúc, đặc biệt là những giáo viên của thế hệ 7x trở về trước, tư duy tiếp cận nội dung đã ăn sâu vào họ. Bởi lẽ khi đi học ở phổ thông, những thầy cô đó đã được học theo phương pháp này. Học trường sư phạm xong, khi ra trường họ vẫn phải quay lại dạy theo hướng tiếp cận nội dung để đáp ứng công tác kiểm tra, đánh giá theo hình thức học thuộc, kiểm tra ghi nhớ máy móc đã nhiều năm rồi. Vì vậy, thế hệ giáo viên từ 7x trở về trước sẽ cảm thấy rất nặng nề khi triển khai hướng tiếp cận mới", Tiến sĩ Nguyễn Phùng Tám chia sẻ.
Thay đổi tư duy không phải là việc dễ thực hiện trong một sớm một chiều. Trên tiến trình hướng đến thực hiện quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm, sự cố gắng, nỗ lực của thầy cô là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu được sự đồng hành, tạo điều kiện của các nhà trường và lãnh đạo quản lý giáo dục để thầy cô giáo có thời gian và giảm áp lực khi tìm hiểu, thực hiện quan điểm giáo dục này.
Ngoài Phú Mỹ Hưng, không có khu đô thị nào tại Việt Nam cho đến nay mà trên diện tích của chỉ một khu chức năng (khỏang 400ha) có đến tám trường học, đầy đủ các cấp bậc giáo dục, đào tạo từ nhà trẻ, mẫu giáo, đến các cấp phổ thông cơ sở, trung học cơ sở và cả bậc đại học, cao học.
Và cũng có thể nói ngòai Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng chưa có một dự án nào mà nhà đầu tư đầu tư, xây dựng và trang bị cơ sở vật chất một trường học hiện đại với vốn đầu tư gần 2 triệu USD để tặng cho ngành giáo dục địa phương. Ý nghĩa và giá trị của đô thị mới này ngày càng tăng lên nhờ các công trình xã hội, đặc biệt là các cơ sở giáo dục, vì lợi ích chung, thiết thực của cộng đồng, không chỉ cộng đồng dân cư trong đô thị mà cả những vùng khác tại TPHCM và các tỉnh, thành lân cận nữa.
Trong quá trình xây dựng khu đô thị, khu dân cư, theo quan điểm của Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng- điều tiên quyết là phải nghĩ đến nhu cầu học hành của người dân. Ngay từ những ngày đầu triển khai xây dựng khu đô thị, Công ty Liên doanh đã quyết định đầu tư vốn khá lớn để xây dựng Trường Dân lập Nam Sài Gòn (nay đổi tên thành Trường Bán công Chất lượng cao Nam Sài Gòn). Trường giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục- Đào tạo Việt Nam. Vào tháng 5-2002, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã quyết định tặng trường này cho Sở Giáo dục TPHCM. Học sinh của trường là con em của cư dân trong khu đô thị mới và từ các quận nội thành cũng như vùng ven như Quận 7, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè…Hiện số học sinh của trường này đã vượt qua con số 1.200 em.
Bên cạnh Trường Bán công chất lượng cao Nam Sài Gòn, Công ty cũng tự đầu tư xây dựng Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (Saigon South International School- SSIS) giảng dạy theo chương trình giáo dục của Mỹ và phần lớn giáo viên là người bản xứ. Trường được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cho con em đến trường của các phụ huynh là người nước ngòai hay người Việt sống ở nước ngoài hiện đang làm việc hay sinh sống tại khu đô thị mới cũng như các vùng khác. Hiện có hơn 250 học sinh từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ theo học tại Trường SSIS. Trường được trang bị các phòng ốc và thiết bị, dụng cụ học tập, giảng dạy hiện đại theo tiêu chuẩn giáo dục Quốc tế.
Trong Khu A còn có Trường Nhật Bản, Trường Hàn Quốc, Trường Đài Bắc do lãnh sự quán các nước xây dựng cho con em của nước mình học tập, vui chơi. Các trường này đều đã đi vào họat động ổn định với số học sinh hơn 1.000 em. Trường Top Globic do một nhà đầu tư Nhật thành lập tọa lạc trong Tòa cao ốc Southern Cross chuyên đào tạo Nhật ngữ và tin học tại chỗ và từ xa cũng đã vận hành mấy năm nay. Nhà trẻ tư thục Mỹ Phước có cơ sở khang trang, xinh xắn với cảnh quan xung quanh thóang, đẹp. Trường đã mở cửa đón các em bé đến học bán trú từ đầu năm 2002. Trường Cao đẳng Bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp (CTIM) với ngôi trường mới toanh trong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng cũng đã khai giảng năm học đầu tiên trong năm 2003 . Hiện có gần 2.000 sinh viên đang học nghề tại trường.
Và cuối năm 2003, Trường RMIT Vietnam do Viện Đại học Hoàng Gia Melbourne (Royal Melbourne of International Technology) đầu tư đã khởi công xây dựng cơ sở chính trong Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Đây là dự án giáo dục bậc đại học được đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam và dự kiến trường sẽ khai giảng khóa học đầu tiên tại Nam Sài Gòn vào năm 2006.
Các chức năng khác trên Hue-S cũng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm trong năm 2021, tiêu biểu: Có 250.656 lượt truy cập sử dụng các chức năng của khối chính quyền số; 170.811 lượt truy cập sử dụng chức năng gọi xe taxi, cùng số xe online trung bình 120 xe, số cuốc đặt/ngày hơn 100 cuốc. 8.290.203 lượt truy cập chức năng chống dịch bệnh COVID-19, trong đó một số chức năng được quan tâm và sử dụng nhiều nhất như quét mã QR, tra cứu cấp độ vùng dịch (trên 3 triệu lượt truy cập)…
Ngoài ra, Trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM (IOC) cũng đã chủ động tích hợp nhiều chức năng như: Thông báo, cảnh báo, giao thông di chuyển,… và phân hệ ứng dụng chính quyền số trên nền tảng Hue-S phục vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước (CQNN).
Đến nay, Trung tâm IOC đã phối hợp với các đơn vị phát đi 3.037 bản tin cảnh báo cho người dân thông qua ứng dụng Hue-S. Với lượng người dùng như hiện nay, “Thông báo cảng báo” trên Hue-S được đánh giá là một kênh truyền thông số “đặc biệt” thu hút số lượng người quan tâm rất lớn. Thống kê trong năm 2021 có 1.267.070 lượt truy cập chức năng này, chưa tính lượng truy cập trực tiếp trên các thông báo/cảnh báo được đẩy trên ứng dụng.