Plato, Aristotle và Thánh Tôma Aquinô đã dạy rằng Thượng Đế là Chân, Thiện, Mỹ. Để tìm kiếm điều gì là thật, điều gì là tốt hay là đẹp thì phải tìm kiếm Thiên Chúa. Trái ngược với niềm tin phổ biến, khi chúng ta tìm kiếm chân lý, điều thiện và vẻ đẹp, Thiên Chúa không trốn tránh chúng ta. Ngài để lại dấu vết gợi ý dẫn đến Ngài nếu chúng ta đủ quan tâm để tìm kiếm Ngài. Ngài làm điều đó vì Ngài biết chúng ta thích tìm tòi và khám phá.

Quan điểm đối với các chi phái ly khai

Kể từ thập niên 30 của thế kỷ 20, cũng là lúc các chức sắc cao cấp ly khai khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để hình thành nên các chi phái, cho đến hiện nay Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh vẫn không công nhận tính chính thống của các chi phái; mặc dù các Hội Thánh và tổ chức Cao Đài này đều được nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân. Quan điểm của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh xem các chi phái là những tổ chức dị giáo, nằm ngoài hệ thống nguyên thủy đạo Cao Đài.

Từ năm 1934, đến năm 1938, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh đã ban hành một loạt các Đạo nghị định và Đạo luật không nhìn nhận các chi phái ly khai. Trong đó quan trọng nhất là hai văn bản: Đạo nghị định thứ 8 và Đạo Luật Mậu Dần 1938.

Điều thứ nhất của Đạo nghị định thứ 8 này viết rằng: Những Chi Phái nào do bởi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Đạo.[7]

Điều thứ 14, chương III, bộ Đạo Luật Mậu Dần 1938 viết rằng: Chiếu theo Thánh Giáo của Đức Chí Tôn và Đạo Nghị Định số 8 của Đức Lý Giáo Tông, thì toàn cả Chúng Sanh nhứt định không nhìn nhận các Chi Phái phản Đạo và phải định quyết là Bàn Môn Tả Đạo.[8]

Tuy nhiên Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh cũng đã ban hành các văn bản đạo luật về việc tiếp nhận các chi phái quay trở về trong đó quan trọng nhất phải kể đến là hai văn bản. Một là  Thánh huấn số 380 do Hộ pháp Phạm Công Tắc ban hành ngày 22 tháng 3 năm Kỷ Sửu (dl ngày 19 tháng 4 năm1949) có đoạn viết: Bần Đạo đã ân xá cho toàn cả chi phái, bất cứ là ai, nếu nhập môn lại và vâng y luật pháp Toà Thánh sẽ là tín đồ chánh thức của Đạo Cao Đài". Hai là Đạo luật Mậu Dần 1938, trong khoản 4, điều thứ 14, chương III viết: Đối với các Chi Phái do Đại Đạo lập thành mà phản loạn Chơn Truyền, ngày nay đã lỗi thệ cùng Thầy, thì xin Hội Thánh thể lòng đại từ đại bi của Đức Chí Tôn, mở kỳ ân xá cho họ đặng nhập môn tái thệ y theo Châu Tri số 31 đề ngày 18 tháng 9 năm Bính Tý, duy trong Châu Thành Tòa Thánh, những kẻ phản Đạo không đặng nhập môn trở lại mà thôi.

Bát Quái Đài là nơi thờ phụng đấng Cao Đài, tức Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài; và các chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, là các vị có công giáo hóa nhân loại xây dựng xã hội bác ái, công bằng. Nói các khác, Bát Quái Đài là Hội Thánh vô hình, do Đức Chí Tôn làm Giáo Chủ, với các chức phẩm là các Thánh nhân Giáo Chủ các tôn giáo của Nhứt Kỳ Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ.

Với các tín đồ Cao Đài, Bát Quái Đài là hồn của Đạo. Mọi giáo pháp của Đạo đều xuất phát từ Bát Quái Đài, giáng linh thông qua cơ bút của Hiệp Thiên Đài.

Đạo Cao Đài là một tôn giáo có phân cấp: Chức Sắc tức hàng phẩm tu sĩ trong đạo Cao Đài, Chức Việc tức hàng phẩm nửa đời nửa đạo, Đạo Hữu tức tín đồ giữ đạo.

Cơ cấu tổ chức của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh chia thành 4 Hội Thánh hữu hình, bao gồm:

Trong vũ trụ quan của tín đồ Tòa Thánh Tây Ninh, Hiệp Thiên Đài là nơi hội hiệp của con người hữu hình với Đức Chí Tôn và các đấng vô hình thông qua cơ bút. Do đặc tính này, Hiệp Thiên Đài còn làm nhiệm vụ tư pháp và lập pháp trong tôn giáo. Ngay cả chức phẩm Giáo tông được quy định là Anh Cả của các tín đồ vẫn phải cầu cơ bút ban luật tại Hiệp Thiên Đài.

Về mặt nhân sự, nguyên thủy các chức phẩm cao cấp nhất của Hiệp Thiên Đài được hình thành từ các chức sắc phò cơ của Hội Thánh thời kỳ đầu tiên, bấy giờ chưa cho tên gọi chính thức. Những chức sắc bấy giờ là các ông Trần Duy Nghĩa, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, Trương Văn Tràng, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang.

Mãi đến ngày 12 tháng 1 năm Đinh Mão (tức ngày 13 tháng 2 năm 1927), các chức phẩm Hiệp Thiên Đài mới được thành lập và quy định rõ. Hiệp Thiên Đài do chức phẩm Hộ Pháp làm Chưởng Quản và cũng là chủ chi Pháp. Bên cạnh Hộ Pháp là các chức phẩm Thượng Phẩm, chủ chi Đạo và Thượng Sanh, chủ chi Thế.

Trong lịch sử tồn tại của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, các chức phẩm Hộ Pháp được phong cho ông Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm cho ông Cao Quỳnh Cư và Thượng Sanh cho ông Cao Hoài Sang, đều được phong năm 1926. Sau khi 3 ông liễu đạo, không ai được thọ phong vào các chức phẩm này nữa.

Dưới Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh là các chức phẩm Thập Nhị Thời Quân, gồm có Bảo Pháp, Hiến Pháp, Khai Pháp và Tiếp Pháp (thuộc chi Pháp), Bảo Đạo, Hiến Đạo, Khai Đạo và Tiếp Đạo (thuộc chi Đạo), Bảo Thế, Hiến Thế, Khai Thế và Tiếp Thế (thuộc chi Thế). Trong lịch sử của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh, ghi nhận 13 vị được phong chức phẩm Thời Quân. Mười hai người đầu tiên được phong vào ngày 13 tháng 2 năm 1927, đứng đầu là Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, cuối cùng là Tiếp Đạo Cao Đức Trọng. Vị Thời Quân thứ 13 là Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa được phong vào 15 tháng 2 năm 1954, thay vị cho Bảo Đạo Ca Minh Chương đã liễu đạo từ năm 1928.

Từ năm 1930, có thêm các chức phẩm Thập Nhị Bảo Quân thuộc chi Thế Hiệp Thiên Đài giữ chức năng Hàn Lâm Viện, tuy nhiên chỉ mới phong cho 6 vị gồm:

Dưới Thập Nhị Thời Quân còn có Chức Sắc Hiệp Thiên Đài gồm có Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, Chưởng Ấn, Cải Trạng, Giám Đạo, Thừa Sử, Truyền Trạng, Sĩ Tải và Luật Sự làm việc tại Bộ Pháp Chánh lo phần hỗ trợ thi hành tư pháp đạo.

Ngoài ra, còn có Hộ Đàn Pháp Quân, Hữu Phan Quân, Tả Phan Quân lo việc nghi lễ trong Đàn cúng.

Sau khi chư vị Thời Quân đều tại thế, người đứng đầu Hiệp Thiên Đài là Cải Trạng Lê Minh Khuyên - Phó Chưởng Quản đặc trách pháp luật Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Ngày Cải Trạng cũng đã quy vị 25 tháng 8 năm Ất Mùi (dương lịch 7 tháng 10 năm 2015). Hiện vị trí này đang khuyết vị.

Dưới quyền quản lý của Hiệp Thiên Đài còn có:

Theo quan niệm của tín đồ Tòa Thánh Tây Ninh, Cửu Trùng Đài tượng trưng cho thân xác con người, về phần đạo chính là cơ quan hành pháp.

Hội Thánh Cửu Trùng Đài là cơ quan đầu tiên được thành lập của Hội Thánh Cao Đài, được giao nhiệm vụ hành chánh đạo. Tuy nhiên, do việc nhiều chức sắc cao cấp của Cửu Trùng Đài ly khai, nhất là từ khi Quyền Giáo tông Thượng Trung Nhựt Lê Văn Trung liễu đạo, nhân sự chức sắc Cửu Trùng Đài bị thiếu hụt, chức sắc Hiệp Thiên Đài kiêm luôn quyền điều hành nền đạo. Vì vậy, từ sau năm 1934 đến năm 1979, các chức vị Cửu Trùng Đài chỉ còn chức năng hành đạo.

Về cơ bản, giáo phẩm Cửu Trùng Đài phân ra 9 cấp. Tuy nhiên, 2 chức phẩm cao cấp nhất của Cửu Trùng Đài là Giáo tông và Chưởng Pháp chỉ do nam giới đảm nhiệm. Bảy cấp còn lại phân thành lưỡng phái nam và nữ.

Chức phẩm cao cấp nhất của Cửu Trùng Đài là Giáo tông, được xem là ngôi vị Anh cả của toàn thể tín đồ Cao Đài. Người giữ ngôi vị Giáo tông mặc đạo phục toàn trắng với kiểu dáng thiết kế đặc biệt. Chức phẩm này được phong cho ông Ngô Văn Chiêu trước lễ khai đạo, nhưng ông đã từ chối và gửi trả lại bộ đạo phục Giáo tông. Bộ đạo phục này ngày nay vẫn còn được trưng bày tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Ngôi vị Giáo tông sau đó được xem là giao cho vị tiên vô hình là Lý Thái Bạch chấp chưởng. Vì vậy, các tín đồ Cao Đài còn gọi ông là "Lý Giáo tông". Mãi đến năm 1930, Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) mới được phong làm Quyền Giáo tông, tức là nắm nửa quyền hành của chức Giáo Tông. Sau khi ông liễu đạo năm 1934, vị trí của ông bị bỏ trống cho đến ngày nay.

Ở Nam phái, các tín đồ chia làm 3 phái với 3 đạo phục đặc trưng: Phái Thái (đạo phục màu vàng, tượng trưng cho Phật giáo), Phái Thượng (đạo phục màu xanh da trời, tượng trưng cho Lão giáo), Phái Ngọc (đạo phục màu đỏ, tượng trưng cho Khổng giáo).

Đứng đầu mỗi phái là 3 ngôi vị Chưởng pháp. Các vị Chưởng pháp mặc đạo phục theo màu của phái mình, riêng Thượng Chưởng pháp mặc đạo phục toàn trắng, với ý nghĩa thế quyền Giáo tông khi Giáo tông vắng mặt.

Người đầu tiên và duy nhất giữ ngôi vị Thượng Chưởng pháp là ông Nguyễn Văn Tương, vốn là một nhà tu hành cao cấp của đạo Minh Sư. Sau khi quy hiệp về đạo Cao Đài, ông được phong Thượng Chưởng pháp ngày 24 tháng 7 năm Bính Dần (tức ngày 31 tháng 8 năm 1926), với đạo hiệu là Thuyết Pháp Đạo Sư Chưởng Quản Oai Linh Đạo Sĩ. Tuy nhiên, chưa đầy 4 tháng sau, ông qua đời ngày 11 tháng 12 năm 1926. Chức vị Quyền Thượng Chưởng pháp được chuyển cho ông Trần Đạo Quang, một nhà tu hành cao cấp khác của đạo Minh Sư tạm thời chấp chưởng[9]. Sau khi ông Trần Đạo Quang được phong ngôi vị Ngọc Chưởng pháp ngày 13 tháng 6 năm 1927, ngôi vị Thượng Chưởng pháp bỏ trống cho đến ngày nay.

Ngôi vị Thái Chưởng pháp được phong cho Hòa thượng Thích Từ Phong, hiệu Như Nhãn, thế danh Nguyễn Văn Tường, ngày 29 tháng 7 năm Bính Dần (tức ngày 5 tháng 9 năm 1926), với đạo hiệu Quảng Pháp Thiền Sư Thích Đạo Chuyển Luật Lịnh Diêu Đạo Sĩ. Ông là một Thiền sư phái Lâm Tế và là người cho các chức sắc Cao Đài mượn chùa Gò Kén để làm nơi hành lễ Khai đạo Cao Đài. Tuy nhiên, do ông thuần túy hoạt động Phật sự trong hội "Lục Hòa Liên hiệp" và phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ, nên chức vị Thái Chưởng pháp bị thu hồi. Từ đó ngôi vị này cũng bị bỏ trống cho đến nay.

Ngôi vị Ngọc Chưởng pháp ban đầu được phong cho ông Trần Văn Thụ, cũng là một nhà tu hành cao cấp của đạo Minh Sư. Ngày 10 tháng 9 năm Bính Dần (tức ngày 16 tháng 10 năm 1926), ông được phong ngôi vị Ngọc Chưởng pháp, với đạo hiệu Nho Tông Chưởng Giáo Tuyên Đạo Thiền Sư Đại Đức Đại Hòa Đạo Sĩ. Ông cũng là cha vợ của vị Ngọc Đầu sư đầu tiên là Ngọc Lịch Nguyệt (Lê Văn Lịch).

Sau khi Ngọc Chưởng pháp Trần Văn Thụ qua đời giữa năm 1927, ngôi vị Ngọc Chưởng pháp được phong cho Quyền Thượng Chưởng pháp Trần Đạo Quang. Năm 1931, ông Trần Đạo Quang hợp tác với Thái Phối sư Nguyễn Văn Ca lập phái Minh Chơn Lý, đến năm 1935 thì ông lại về Bạc Liêu hợp với ông Cao Triều Phát mở ra phái Minh Chơn Đạo. Năm 1937, ông ra Đà Nẵng xây dựng Cơ quan Truyền giáo Trung Việt, tiền thân của Hội Thánh Truyền giáo Cao Đài Đà Nẵng sau này. Tuy ông ly khai khỏi Tòa Thánh Tây Ninh, ngôi vị Ngọc Chưởng pháp vẫn do ông chấp chưởng cho đến ngày ông qua đời vào năm 1946. Từ đó, ngôi vị này bỏ trống cho đến ngày nay.

Theo quy chế đạo, ngôi vị Đầu sư là ngôi vị đứng thứ ba của Nam phái, gồm 3 vị, đứng đầu mỗi phái. Ba chức sắc đầu tiên được phong ngôi vị đầu sư gồm Thượng Đầu sư Lê Văn Trung, Thánh danh Thượng Trung Nhựt, phong ngày 11 tháng 3 năm Bính Dần (tức ngày 22 tháng 4 năm 1926); Ngọc Đầu sư Lê Văn Lịch, Thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt, phong ngày 12 tháng 3 năm Bính Dần (tức ngày 23 tháng 4 năm 1926); và Thái Đầu sư Thích Thiện Minh, thế danh Nguyễn Văn Giáp, Thánh danh Thái Minh Tinh, được phong ngày 13 tháng 10 năm Bính Dần (tức ngày 17 tháng 11 năm 1926).

Do Hòa thượng Thích Thiện Minh cũng thiên về hoạt động trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ cùng với thầy mình là Hòa thượng Thích Từ Phong, ngày 12 tháng 12 năm Bính Dần (tức ngày 15 tháng 1 năm 1927), ngôi vị Thái Đầu sư được phong cho ông Dương Văn Nương (Thánh danh Thái Nương Tinh). Ông qua đời vào cuối năm 1929.

Chỉ duy nhất các vị Đầu sư tiên khởi này mới mang tên Thánh ở cuối là Nhựt, Nguyệt, Tinh. Về sau, các tên Thánh ở cuối đều mang chữ Thanh. Các vị Đầu sư được Thiên phong về sau này gồm:

Các phẩm chức sắc thấp hơn gồm Phối sư, Giáo sư, Giáo hữu, Lễ sanh được quy định số lượng như sau:

Nữ phái không chia phái và có đạo phục màu trắng. Quyền hành chức sắc Cửu Trùng Đài Nữ phái giống như Nam phái song chỉ trông coi phái Nữ mà thôi. Các bậc phẩm của Nữ phái chỉ bao gồm từ Đầu sư trở xuống đến Lễ sanh; số lượng như sau:

Nữ Đầu sư là ngôi vị đứng đầu Nữ phái, được quy định có 1 vị chấp chưởng. Tuy nhiên, khi mới lập đạo không có nữ tín đồ nào giữ ngôi vị này. Người đứng đầu Nữ phái bấy giờ là bà Nữ Giáo sư Lâm Ngọc Thanh (Thánh danh Hương Thanh), sau được thăng Nữ Phối sư, rồi Nữ Chánh Phối sư. Bà là vợ thứ của Thái Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Thơ (sau được phong Quyền Thái Đầu sư, rồi Thái Đầu sư). Mãi đến khi bà qua đời được 17 ngày, bà mới được Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh truy phong làm Nữ Đầu sư đầu tiên vào ngày 25 tháng 4 năm Đinh Sửu (tức ngày 3 tháng 6 năm 1937). Tượng bà được đắp nổi tại Lôi Âm Cổ Đài của Tòa Thánh Tây Ninh.

Mãi đến ngày 20 tháng 10 năm Mậu Thân (tức ngày 9 tháng 12 năm 1968), Nữ Chánh Phối sư Nguyễn Thị Hiếu (Thánh danh Hương Hiếu) mới được phong ngôi vị Nữ Đầu Sư và là Nữ Đầu sư đầu tiên được phong chính thức khi còn sống. Bà là bạn đời của Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư. Bà từng viết quyển "Đạo Sử", được xem là một trong những tài liệu lịch sử đầu tiên của đạo Cao Đài. Bà đăng tiên ngày 11 tháng Năm (nhuận) năm Tân Hợi (tức ngày 3 tháng 7 năm 1971).

Cùng đợt phong với Nữ Đầu sư Hương Hiếu còn có một ngôi vị Nữ Đầu sư Hàm phong (ngôi vị không còn khả năng hành đạo) được phong cho bà Hồ Thị Lự, Thánh danh Hương Lự, thân mẫu của Thượng sanh Cao Hoài Sang. Bà đăng tiên ngày 22 tháng Một năm Nhâm Tý (tức ngày 27 tháng 12 năm 1972).

Năm 1999, bà Phối sư Hương Ngộ (thế danh Phạm Thị Ngộ, phó Hội trưởng Hội đồng Chưởng Quản đặc trách nữ phái) cũng được ân thăng vào phẩm Đầu sư, nhưng hành đạo chưa được nữa năm thì đăng tiên năm 2000.

Năm 2006, bà Phối sư Hương Nhìn (thế danh Huỳnh Thị Nhìn, phó Hội trưởng Hội đồng Chưởng Quản đặc trách nữ phái, sau đó là Phó Chưởng Quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh đặc trách nữ phái) được thăng phẩm Đầu sư, bà đăng tiên ngày 5 tháng Mười Một năm Tân Mão (dương lịch 29 tháng 11 năm 2011).

Hiện nay, đứng đầu Nữ phái Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh là Quyền Nữ Chánh Phối sư Hương Đắt (thế danh Huỳnh Kim Đắt).

Các chức phẩm của Nữ phái từ Phối sư xuống đến Lễ sanh không giới hạn số lượng chức sắc.

Cửu Trùng Đài có 9 viện trung ương điều hành nền Đạo Cao Đài từ trung ương đến địa phương là: Học viện, Y Viện, Nông Viện, Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện, Hòa Viện, Lại Viện, Lễ Viện.

Chức Sắc Cửu Trùng Đài bắt đầu từ phẩm Lễ sanh (lựa chọn trong hàng tín đồ những người có đạo hạnh tốt). Chức sắc Cửu Trùng Đài mỗi khi cầu phong hay cầu thăng đều phải được sự thông qua của Quyền Vạn Linh (Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội) và cuối cùng phải được Cơ bút nhìn nhận tại Cung Đạo Đền Thánh.

Về sau Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh có mở thêm một số phẩm khác như: Nhân sự từ Đầu phòng văn, Lễ sĩ, Giáo nhi… là những người phục vụ theo chuyên môn và đủ thời gian quy định thì được cầu phong vào Lễ sanh. Đặc biệt là Hiền tài, chức sắc Ban Thế Đạo nếu có công nghiệp hành Đạo được cầu thăng qua Giáo hữu.

Theo Đạo Nghị Định số 48/PT lập ngày 19 tháng 10 năm Mậu Dần (tức 10 tháng 12 năm 1938), Cơ quan Phước Thiện được thành lập để lo về việc xã hội, cứu khổ, là một trong 4 cơ quan của đạo Cao Đài, trực thuộc Hiệp Thiên Đài.

Nhân sự Hội Thánh Phước Thiện gồm 12 phẩm từ dưới lên như sau:

Các phẩm cấp này chia làm 2 bực:

Các chức sắc Phước Thiện không có Thánh danh như Chức sắc Cửu Trùng Đài.

Hội Thánh Phước Thiện trực thuộc Chi Đạo Hiệp Thiên Đài, do một vị Thời Quân chi Đạo làm Thống Quản cả nam và nữ phái.

Hội Thánh Phước Thiện tổ chức riêng biệt theo hai phái: nam và nữ. Mỗi phái có một vị Chưởng quản phẩm Chơn Nhơn đứng đầu.

Dưới vị Chưởng quản có hai vị Phó Chưởng quản: Đệ nhứt và Đệ nhị Phó Chưởng quản.

Dưới kế đó là Cửu Viện Phước Thiện. Bên nam phái có Cửu Viện Phước Thiện nam phái, bên nữ phái có Cửu Viện PT nữ phái, tổ chức hai bên giống nhau, quyền hành riêng biệt. Tổ chức nầy giống y như tổ chức Cửu Viện của Cửu Trùng Đài, chức năng của mỗi Viện cũng giống hệt như Cửu Trùng Đài nhưng chỉ lo về Cơ quan Phước Thiện mà thôi. Mỗi Viện có một vị Thượng Thống đứng đầu.

Đó là tổ chức Phước Thiện tại trung ương.

Nơi các địa phương, hệ thống tổ chức của Hội Thánh Phước Thiện giống y như bên Hành Chánh Đạo Cửu Trùng Đài, nhưng chỉ coi về Phước Thiện mà thôi.

Hành Chánh Đạo Cửu Trùng Đài cai quản các Thánh thất, còn bên Phước Thiện thì cai quản các Điện thờ Phật Mẫu.

Dưới Cửu Viện Phước Thiện là các Trấn Đạo Phước Thiện, Châu Đạo Phước Thiện, Tộc Đạo Phước Thiện. Mỗi Tộc Đạo Phước Thiện có một Nhà Sở Phước Thiện chánh với một Bàn Cai Quản gồm 12 thành viên, có một vị đứng đầu gọi là Chủ Trưởng. Bàn Cai Quản Phước Thiện dưới quyền của vị Giáo Thiện Quản Tộc Đạo Phước Thiện, do Hội Thánh Phước Thiện bổ đến hành đạo nơi Tộc Đạo Phước Thiện này.

Dưới Bàn Cai Quản Phước Thiện là các Sở Phước Thiện về Lương điền, Công nghệ, Thương mãi., trong các Hương đạo.

Mỗi Sở Phước Thiện có một vị Chủ sở, phẩm Hành Thiện đứng đầu, có nhiều nhân viên công quả gọi là các Đạo sở.

Những vị lãnh trách nhiệm trong Hội Thánh Phước Thiện kỳ đầu tiên kể như dưới đây:

Thể theo tinh thần Thánh Giáo của Đức LÝ GIÁO TÔNG đêm mùng 3 tháng 12 năm Quý Tỵ (1953) và theo tôn chỉ của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ, Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh thành lập BAN THẾ ĐẠO cốt yếu mở rộng trường công quả tiếp đón những bậc nhân tài văn võ có khả năng phụng sự cho Đạo mà không thể phế Đời hành Đạo.

Chức Sắc trong Ban Thế Đạo có nhiệm vụ độ ĐỜI nâng ĐẠO và hành sự trực tiếp với Cửu Trùng Đài về mặt chuyên môn trong Xã hội, và trực thuộc Hiệp Thiên Đài "CHI THẾ" về mặt Chơn Truyền và Luật Pháp.

Những vị nào muốn được tuyển trạch vào Ban Thế Đạo phải có 2 Vị Chức Sắc trong Đạo tiến cử và phải nhập môn cầu Đạo, khi được Hội Thánh chấp nhận vào hàng phẩm kể trên tùy địa vị ngoài Đời của đương sự.

Hội Thánh Hàm phong là một tổ chức của đạo Cao Đài gồm tất cả các chức sắc Hàm phong nam nữ.

Chức sắc Hàm phong là những Chức sắc có phẩm vị nhưng vì tuổi già sức yếu nên xin hồi hưu dưỡng lão.

Đạo Luật Mậu Dần 1938 quy định những chức sắc nam nữ nào đủ công nghiệp quá 61 tưổi mà sức khỏe yếu kém, bệnh tật, không còn khả năng hành đạo được dự sổ cầu phong Hàm Phong.

Hội Thánh Hàm Phong hoạt động theo nội quy, được Hộ pháp Phạm Công Tắc giao phó nhiệm vụ giáo hóa và kiểm tra nền Đạo.

Đạo Luật Mậu Dần (1938) bố trí 4 cơ quan trong Đạo (4 cơ quan trong chánh trị đạo).

(thuộc điều 15 của chương Hành Chánh). Tùy theo phân cấp hành chánh mà bố trí nhân sự và tổ chức các cơ quan.

Trong việc phân cấp hành chánh đạo, Đạo Cao Đài đặt ra năm cấp:

Trung ương Hội Thánh và các cơ quan trung ương điều hành nền Đạo được đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Tổ chức Hành Chánh Đạo tại Châu Thành Thánh Địa (trung ương) với 1 vị Giáo sư là Khâm Thành.

Trong Châu Thành Thánh Địa có các Phận Đạo. Đầu Phận Đạo là vị Lễ Sanh. Phận Đạo có nhiều Hương Đạo.

Ngoài ra, còn có Ấp Đạo có Phó Trị Sự và Thông Sự đứng đầu. Ấp Đạo tương đương 1 ấp hoặc 1 thôn, 1 làng tùy theo cách gọi từng vùng miền.

Tổ chức hành chánh ở trung ương và địa phương của Hội Thánh Phước Thiện cũng giống như Hành Chánh Đạo Cửu Trùng Đài nhưng các thay đổi tên các chức danh.

Tại Châu Thành Thánh Địa Tây Ninh (trung ương) với 1 vị Đạo Nhơn là Quản Thành.

Khi xưng hô với nhau, tín đồ Cao Đài sử dụng các đại từ huynh, đệ, tỷ, muội tức là xem nhau như anh chị em một nhà.

Một tín đồ Cao Đài nếu thường tham gia các hoạt động của đạo và có năng lực thích hợp, nếu tình nguyện dành trọn cuộc đời cho đạo thì sẽ bước vào hàng Chức Sắc phế đời hành đạo tức xuất gia. Lúc đó sẽ được đề cử vào các phẩm vị như Thông Sự, Phó Trị Sự, Chánh Trị Sự, để tạo đà bước vào hàng giáo phẩm chức sắc như Lễ Sanh... Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội.

Tuy nhiên, trong phạm vi tôn giáo, nữ giới không được phép bước lên ngôi vị Chưởng Pháp, Giáo Tông. Việc không cho nữ phái lên các phẩm Chưởng Pháp, Giáo Tông cũng có những lý do vì Thượng đế yêu thương nữ phái, không muốn phận nữ phái phải chịu nhiều đau khổ. Bởi lẽ lên phẩm vị càng cao, trách nhiệm công việc càng lớn, đó là 1 gánh nặng vô cùng mệt mỏi, mà nữ phái thì làm việc theo xu hướng tình cảm cho nên nếu gánh trách nhiệm nặng nề thì lại dễ dẫn đến những việc không hay có thể xảy ra trong quá trình hành chánh Đạo. Còn nam giới, làm việc vốn xu hướng theo lý trí nên khi đối mặt những khó khăn sẽ có thể bình tâm, tỉnh trí để xử lý những việc trọng đại sao cho công tâm nhất.

(Tin Tòa Thánh Tây Ninh ngày 14/11/2024 – Hình ảnh và tường thuật của Caodai TV) Căn cứ Chương Trình Đại Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Hoằng Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã ban hành, Hội Thánh triển khai kế hoạch tổ chức, qua bảng phân công nhân sự Ban Tổ chức và nội qui Đại lễ, giao cho từng thành viên thực hiện theo chuyên trách. Đến chiều ngày 13-10 Giáp Thìn (Dl. 13-11-2024), các Viện, Ban, Bộ phận được phân công đã hoàn tất phần vụ của mình: Khu vực Nội Ô được chỉnh trang, đường sá sạch đẹp, các bảng, biểu ngữ “ Mừng Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Hoằng Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”, “Đạo Cao Đài Trường Cửu”,”Đạo Đời tương đắc”,...

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH GIẢNG ĐẠO YẾU NGÔN TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN KINH Hội Thánh Giữ Bản Quyền Tái bản năm Canh Tuất 1970 Giảng đạo yếu ngôn Trang: 2/45

MỤC LỤC o Cáo Bạch o Lời Tựa 3. Nguồn cội loài người do nơi đâu mà ra? 4. Đạo là gì? 5. Tại sao chúng ta phải tu? 6. Tu có bổ ích gì cho chúng ta chăng? 7. Ăn chay bổ ích về phần nào? 8. Tại sao có Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ? 9. Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nghĩa là gì? 10. Vào Đạo có đặng phần lợi ích cho chúng ta những điều gì chăng? 11. Người đi tu hành phải bỏ nhà cùng vợ con tầm chỗ thanh vắng hoặc núi non mà tu luyện mới thành, phải vậy chăng? 12. Chúng ta đứng làm con người đây thì lo điều nào là căn bổn? 13. Vào Đạo mà thờ Thiên-Nhãn chủ ý về đâu? 14. Sao gọi là ba Trấn? 15. Sao gọi Tam-Giáo? 16. Các vì Giáo-chủ là ai? 17. Các vì Tiên, Phật, Thánh xuống trần hành đạo, lập giáo nơi nào? 18. Khai đạo tại sao, bế đạo tại sao? 19. Tại vì đâu mà chúng ta được biết Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ khai ra? 20. Lập Thiên-Bàn để thờ ai? 21. Thờ ai trên hết? 22. Tại sao trên hết? 23. Khi cúng Đức Chí-Tôn, dâng Bông, Rượu, Trà chủ ý gì? 24. Tại sao chúng ta kêu Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế bằng Thầy? 25. Cúng lạy chủ ý gì? 26. Cách lạy thể nào? 27. Cúng lạy nhiều có phước, khỏi tội chăng? 28. Có nên bỏ việc cúng lạy chăng? 29. Phật có phải lớn hơn Trời chăng? 30. Lập nghi Thiên-Bàn để các phẩm vật cúng đó chủ ý gì? 31. Vào Đạo phải minh-thệ chủ ý gì? 32. Còn câu niệm Nam-Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát là chủ ý gì? 33. Mỗi người vào Đạo phải thuộc kinh và đọc cho ăn nhịp nhau một cách, chủ ý gì? 34. Vào Đạo phải giữ trai giới - Trai là gì, giới là gì? 35. Ngũ-Giới là gì? 36. Giữ tam-qui là nghĩa gì? 37. Tập cơ chấp-bút, quan-hệ của việc cơ-bút thế nào? Giảng đạo yếu ngôn Trang: 3/45 Cáo Bạch Ít lời lược luận sơ giải mấy bài nầy cốt để giúp ích cho người thiểu học, vắn nghe cạn thấy, đặng rõ chơn-lý của Đạo chút ít, khỏi lòng nghi nan dừng chơn nghỉ bước. Bởi ít học tôi không dùng lời văn-chương đặng, nên buộc mình phải lấy lời thô-kịch thật-thà, giảng luận ra đây cho hiểu lý Đạo, tôi cũng do cổ-điển mà luận giải, như chỗ nào có sai lầm xin hoan tâm miễn chấp, giúp cho được thiện-mỹ. Chớ Đạo cao sâu, tôi biết tới đâu xin luận tới đó cho rõ chung về chơn Đạo. Tác-giả: NGUYỄN VĂN KINH Làng Bình-Lý-Thôn GIA-ĐỊNH Giảng đạo yếu ngôn Trang: 4/45 LỜI TỰA Nay là buổi tuần-hườn, Trời khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, chấn hưng nền Chánh- Giáo, thức tỉnh chúng sanh, giữ đạo cang thường, tu tâm sửa tánh, hồi đầu hướng thiện, tự hối ăn năn, cải dữ về lành ra tân-dân minh-đức, thì chúng ta rõ cuộc tuần-hườn Tạo-Hóa xoay vần, công-bình Thiên-Đạo, mỗi phương đều phải có một chơn đạo, đặng đời giữ luật-pháp mà noi gương Chánh-Giáo, dìu-dắt lẫn nhau, kềm chế sửa nhau, lấy nét công-bình mà đối đãi nhau, từ-hòa nhịn nhục nhau, cho ra hạng người cao thượng, có phải là Đạo khai cho nhơnloại trở nên tiến-hóa đó chăng? Nên mỗi thời kỳ Trời khai Đại-Đạo, hay là các Đấng Tiên Phật vâng mạng xuống trần lập giáo bất luận phương nào, thì cũng do nơi Tạo-Hóa chủ trương, lấy cân Thiêng-liêng mà phân định. Nay chúng ta gặp thời-kỳ nầy cũng bởi cơ tạo vận-chuyển, đến kỳ Thiên-Đạo hoằng khai, chấn hưng chơn Đạo cứu độ sanh linh, vậy thì đời phải nghịch hẳn công-lý của Đạo. Bởi Chánh-Giáo thất truyền, nên nhơn tâm đổi biến, sái phép công-bình, tranh danh đoạt lợi, giết hại lẫn nhau, thành ra trường náo nhiệt, hư phong bại tục, rối loạn cho đời. Nay đúng kỳ Trời khai mở Đại-Đạo cho nhơn-sanh thức tỉnh, tu tích hồi thiện, giữ phép công-bình, khử tà quy chánh, bỏ giả về chơn, cho được thuần-phong mỹ-tục, khỏi chịu những điều thiệt hại chung. Thiết tưởng chúng ta vào Đạo lo tu tâm sửa tánh, bỏ dữ làm lành, ăn chay giữ luật cấm răn của Đạo mà lo thờ Trời kỉnh Phật, lấy nét công-bình, bỏ những gian tham bài bạc rượu thịt cho ra người cao thượng, như vậy mới thuận thiên thì có lẽ đặng hưởng phước Trời ban; còn nghịch thiên thì thế nào tránh khỏi bị hình phạt của Trời đặng? Lâu nay nơi phương Nam Trời chưa mở Đạo mà chúng ta đã có thờ kỉnh Tôn-Giáo: Nho, Thích, Đạo mà chưa trọn. Như Phật-Giáo, từ buổi Đức Thích-Ca Mâu-Ni giáng sanh Ấn-Độ Tây-Thiên-Trước mà dạy Đạo thì xứ ấy nhờ Phật-Giáo mà truyền bá Đạo thạnh hưng, con người giữ tam-qui ngũgiới, minh-tâm kiến-tánh, luyện thành mâu-ni bửu-châu (xá-lợi tử). Có phải xứ ấy hưởng nhờ ơn Đạo mà trở nên từ-thiện, đến ngày nay mới có Phật-Giáo mà sùng bái. Như Đạo Tiên là Đức Thái-Thượng giáng-sanh Trung-nguyên (xứ Tàu) dạy Đạo Tiên, thủ cảm ứng công-bình, dạy giữ tam-ngươn ngũ-hành, tu tâm luyện tánh thành ra thữ mễ huyền châu, kết tụ linh-đơn bửu-pháp, thì xứ ấy cũng hưởng nhờ mối Đạo, trở nên người đạođức nên ngày nay mới có Tiên-Đạo mà sùng bái. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 5/45 Như Đạo Nho, Khổng-Phu-Tử giáng sanh tại Trung-Huê (xứ Tàu) dạy đạo tam-cang ngũ-thường, tồn tâm dưỡng tánh, tu luyện cửu khúc minh châu, tu thành chơn nhứt khí Thái- Cực, vậy nên xứ ấy hưởng nhờ Đạo mà người đặng rõ biết cang thường luân-lý, khắc kỷ phục lễ, tu tâm sửa tánh, nhu hòa nho nhã, ngày nay mới có Đạo Nho mà sùng bái. Như Thánh-Giáo, Gia-Tô Giáo-Chủ (Jésus) giáng sanh mà dạy Đạo Âu-Châu lập Thánh-Giáo, xứ ấy giữ luật đạo người đặng hiền lành nhơn đức mà hưởng nhờ Đạo đặng thuần-phong mỹ-tục, đến nay mới có sùng bái Thánh-Giáo. Nên các Tôn-Giáo nay đã truyền-bá ra khắp chốn, mà chúng ta cũng thành kỉnh sùng bái đó vậy, thì Đạo quý báu biết là dường nào. Nay xứ Nam, Trời khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ- Độ đặng cứu vớt chúng sanh, cho chúng ta một nền chơn-đạo như các phương ấy, vậy thì chúng ta nỡ nào lấp tai che mắt hay sao? Chúng ta phải biết Đấng Tạo-Hóa rất công minh, dữ răn lành thưởng, dưới thế nầy sắc da nào cũng con chung Đấng Tạo-Hóa sanh, thì Tạo-Hóa đặng phần sửa trị sai khiến phân định cả thảy, không mảy nào sai sót. Tỉ như đời trước, nước nầy sửa trị nước kia, xứ kia lấn hiếp xứ nọ, nước thì bị tai nạn khổ ách, nước thì chịu man di mọi rợ, nước thì đặng quốc-thới dân an, người thì khổ hạnh nghèo nàn, kẻ thì giàu sang thong-thả, người bị đui cùi tàn tật, kẻ thì đặng da thịt trơn liền, cũng do mạng lịnh Trời phân định thưởng phạt sửa khiến cho nhơnloại, chớ chẳng phải dưới thế nầy quyền hành ai phân định đó đặng. Nếu chúng ta biết luật Trời, cơ Tạo-Hóa, thì dưới trái địa-cầu nầy nhơn-loại toàn phải yêu mến nhau, thương lẫn nhau như con một cha, vậy mới phải người đồng loại. Bởi kể từ khai thiên lập địa cho đến nay cũng có một Đấng Cha sanh đó mà thôi. Như một hột giống chưởng gây ra sanh sanh hóa hóa, mỗi xứ có nhơn-loại thì cũng một Cha sanh, nếu chúng ta chẳng biết luật Trời, cơ mầu-nhiệm Tạo-Hóa cứ lấy sức người tranh cạnh nghịch lẫn nhau, kẻ giàu hiếp người nghèo, người mạnh hiếp người yếu cho là chẳng có Trời phân định, thì tôi xin trả lời: Vậy chớ ai cho người giàu sang, có của mà hưởng giàu sang đó? Vậy chớ ai cho nước kia có thế lực sửa trị nước nọ? Có phải là do Trời phân định mới ra như thế chăng? Nếu chúng ta chẳng rõ, không chịu mấy điều của Trời Đất thưởng phạt đó, mà gượng làm trái lẽ Trời phân định, thì là nghịch hẳn với Tạo-Hóa. Nếu trái lẽ Tạo-Hóa, thì phạm tội nghịch Thiên, mà bị phạt thêm nữa, hễ nghịch Thiên thì phải tiêu-diệt, nên sách: "Thuận Thiên giả tồn nghịch Thiên giả vong". Nên chúng ta biết Trời sanh, thì Trời phải có quyền sửa trị, một mảy không sai, vậy nên lo tu tâm sửa tánh ở cho thuận lòng Trời, giữ phận làm con cho ra hiền, nên sách rằng: "Hoàng Thiên bất phụ thiện tâm nhơn", nghĩa là: Trời đâu có bỏ lòng người hiền lành hiếu Đạo. Chúng ta cứ gốc mà vun đắp bồi bổ, thì nhánh lá tự nhiên thạnh mậu, chớ để gốc ung sùng, mà lo trên nhánh lá, làm sao nó tươi tắn sống đặng! Nếu chúng ta chẳng có chút nào hiền lành nhơn đức khổ cực với đời thì Trời lấy công-quả gì mà ban thưởng cho chúng ta đặng an hưởng? Ta muốn giàu sang mà làm việc gian ác, chẳng khác nào Trời đã phát cho thân-thể nghèo nàn cực khổ, mà chẳng biết ăn-năn, tu tâm sửa tánh, lại còn làm điều gian ác, Giảng đạo yếu ngôn Trang: 6/45 đặng Trời phạt thêm nữa thì phải mất phẩm nhơn-loại còn đâu đứng làm người mà an hưởng ơn Trời ban. Vậy phải sớm thức tỉnh mà tầm Đạo. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 7/45 CHƯƠNG THỨ NHỨT Nguồn cội loài người do nơi đâu mà ra? Nguồn cội của loài người do tự nơi đâu mà có, thì người có học cũng biết rằng: Từ khi chưa có Trời Đất, thì chưa có chi trong Kiền-Khôn thế-giới nầy, duy có một khí Hư-Vô mà thôi. (Khí Hư-Vô là thanh khí nhẹ không cùng tột, nơi trong không khí). Khi ấy mới sanh ra Thái-Cực là Chúa của Kiền-Khôn. Thái-Cực biến sanh Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi biến sanh Tứ-Tượng, Tứ-Tượng biến sanh Bát-Quái, đến Vật-Chất (là thứ có hình dạng khối chất). Từ trong Vật-Chất mà biến sanh lần ra Thảo-Mộc (loại cỏ cây), Thảo-mộc chuyển biến sanh lần đến Thú-cầm, Thú-cầm chuyển kiếp lần đến Loài người, thì loài người cũng phải chịu chuyển kiếp lẫn-lộn trong vật-chất, thảo-mộc, thú-cầm ngàn muôn kiếp mới đến loài người. Loài người biết tu-hành làm âm-chất mà chuộc tội và luyện tập Tánh-linh thì chuyển lên Thần, Thánh, Tiên, Phật, trở về khí Hư-vô. Như kiếp tu-hành ít thì linh-hồn tiến lên ít. Còn tu-hành nhiều âm-chất, luyện bỏ đặng tánh phàm thì thành trong một kiếp... Nếu còn tham dục vọng mê trần, không lo cho linh-hồn tiến-hóa chuyển lên, thì phải trở lại lẫn-lộn theo vật-chất nữa, kêu là chuyển kiếp Luân-hồi (xây trở lại). Sự chuyển kiếp luân-hồi, thay hồn đổi xác, từ vậtchất lên thảo-mộc, thú-cầm đến loài người, thì tôi lấy sự thấy trước mắt chỉ cho chư Hiền rõ: Như lá chanh hóa thành con Dọt-Sành, rể Lăng hóa thành Lươn, con Tằm chuyển sanh con Nhộng. Nhộng chuyển Bướm, con Sâu chuyển sanh Bướm, con sùng trắng hóa thành con Kiến-Dương (le ver-blanc se transforme en hanneton). Con Chuột hóa thành Dơi, Dơi thành Chim, Lươn đổi lốt thành Chồn, Cá hóa Long, Sấu hóa Cù. Nên loài người vẫn trong đó mà tiến-hóa chuyển lần lên. Các loại hóa sanh do sự chuyền kiếp như vậy mà tuần tự tiến-hóa đến kiếp con người, Người tu-hành tiến lên địa-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, nên Phật có lời: "Cả thảy chúng-sanh đều có Phật tánh" còn Nho rằng: "Nhơn nhơn Thiên phú sở Tánh" nghĩa là mỗi người đều có tánh Trời cho. Vậy nguồn cội loài người do nơi Vô Thỉ Không-Khí chuyển kiếp tiến-hóa theo như thế đó. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 8/45 CHƯƠNG THỨ NHÌ Đạo là gì? Đạo là tiên-thiên nhứt khí bổn thể hư-vô. Đạo vốn không tên, mượn danh kêu là "Đạo". Bởi một phần Âm, một phần Dương hiệp lại cũng là Đạo. Đạo là cơ-quan (cái máy) chủ-tể của sự sanh sanh hóa hóa, nên nhứt nhứt cả thảy hễ có sanh hóa đặng gọi là Đạo; nếu làm cho nó không sanh hóa đặng là thất Đạo. Vậy nên Đạo gọi là: "Thiên-Địa giao thới pháp luân thường chuyển". Nghĩa là: Trời Đất hiệp hòa, thì cái máy nó xoay trở chuyển vận mới sanh sanh hóa hóa đặng, Đạo gọi: "Âm Dương phối hiệp vạn-vật hóa sanh". Nghĩa là: Khí âm khí dương cảm xúc nhau, muôn vật mới sanh hóa. Có chỗ gọi là: "Thần khí tương giao thấu tổ cơ". Nghĩa là: Thần với Khí hiệp lại đặng, thì thấu nơi chỗ Đạo. Nếu người học được thông chỗ tiên-thiên nhứt khí là đắc Đạo. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 9/45 CHƯƠNG THỨ BA Tại sao chúng ta phải tu? Tại cuộc tuần-hườn của chúng ta đã chuyển đến thì giờ cảm xúc chơn ngươn (Tiênthiên ngươn Thần) sẵn lòng bác-ái biết tỉnh-ngộ ăn năn, nhớ lo tu sửa bổn tánh của chúng ta lại cho khỏi bị thiên-điều hình phạt, luân-hồi chuyển kiếp đọa lạc biển khổ, đặng đem cái tánh linh về hội hiệp nơi căn xưa bổn cũ của Đấng Sắm Tạo. Bởi chúng ta đã nhiều kiếp có lành nhơn chi đó, nên nay miêu sanh (là mộng nhơn) vẫn còn, đến thì giờ Tạo-Hóa chuyển Đạo thì chúng ta manh động ứng cảm, phát khởi hồi đầu hướng thiện (1), thuận theo lẽ tự nhiên của Trời. Nên sách rằng: "Thiên nhơn hiệp phát". Nghĩa là: Trời với Người đồng chuyển hóa sanh phát một lượt. Cũng như loài thảo-mộc đến đúng giờ của chúng nó phải sanh bông trổ trái, chúng ta tỉ như hột giống chi đó mà chưa hư ẩm, lại gặp thì tiết Trời mưa xuống thắm ướt đến nhơn mộng giống ấy, thì phải nứt tược sanh cây nẩy lá. Chúng ta phải tu là tại đúng thì Trời khai Đạo ra, rưới đầy khắp chốn, vì chúng ta lâu nay chẳng biết tu nên thường làm hung dữ, như hột giống khô khan nay gặp Đạo lành chơn chánh, xúc cảm lòng nhơn, như hột giống đã gặp đặng nước đến thì phải nứt tược sanh cây nở lá, tại nơi lý ấy nên chúng ta phải tu. (1) Quay đầu đổi tánh dữ đem lại lành. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 10/45 CHƯƠNG THỨ TƯ Tu có bổ ích gì cho chúng ta chăng? Tu hành rất hữu ích cho chúng ta lắm. Nếu tu thì điều lành xung thấu đến Trời, Trời đặng thêm dương khí thạnh vượng, thì gió mưa thuận thời. Chúng ta tu điềm lành ứng xuống nơi đất thì khỏi dấy động điều tai biến, muôn vật đặng phần sanh hóa, chúng ta tu điều lành đến cho chúng ta thì khỏi điều tranh cạnh nghịch lẫn hiếp đáp giết hại nhau, tránh đặng kiếp sát, những điều tai biến hãm hại xác hình nhơn-loại đặng an, cộng hưởng thái-bình, linh-hồn của chúng ta tu đặng siêu-thăng thoát hóa trở về ngôi cũ. Chúng ta tu thì loài vật khỏi bị điều tế-sát thương-sanh, nếu loài vật khỏi chết thì đặng phần sanh sanh hóa hóa, đó là bổ ích cho Trời, Đất, Người cùng vật. Có bài thi của Thần-Nữ cho: Tu là cội phước vẹn thân sau, Tu ấy nguồn trong rửa mạch sầu. Tu giải oan khiên căn nghiệp trước, Tu trau nền hạnh nguyệt soi làu. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 11/45 CHƯƠNG THỨ NĂM Ăn chay bổ ích về phần nào? Ăn chay nó bổ ích cho Xác-Thân và Linh-Hồn. Nếu muốn Xác-Thân chay, trước cần phải ăn chay, mà ăn chay thì phải dùng toàn đồ Rau, Đậu, Hoa, Quả. Những vật thực đó vào tỳ-vị (bao tử) tiêu-hóa chia ra mà tiếp bổ xác thân và hồn con người, thì xác thân con người vốn là một khối chất chứa những sanh vật hoa quả rau đậu, nó nuôi nấng trưởng thành. Vật thực ấy nó cũng là vị thuốc bổ hơn hết, nó có thanh khí (điển-quang trong sạch) tiếp bổ cho xác thân và linh-hồn. Thiêng-liêng nhờ được linh khí tinh-khiết ấy, nhẹ-nhàng đặng cao siêu thoát hóa mà thành. Ấy là phần của xác thân. Còn phần linh-hồn (lòng người chay): Lòng người chay thì phải giữ luật Đạo tu tâm sửa tánh, tập luyện trừ bỏ đặng lòng tham dục-vọng, nếu còn tham dục-vọng, thì lòng chưa chay lạt chi cả. Tham dục-vọng nghĩa là: Vào Đạo mà không sửa đổi tâm tánh ngay thẳng hiền lành, và không làm điều ích lợi cho người cùng muôn vật, không chứa âm-đức chi cho Trời Đất cậy nhờ, mà lòng trông mong làm Thần, Thánh, Tiên, Phật. Đó là lòng tham dục-vọng không chay, hoặc muốn những điều lợi mình, sung-sướng mình, no đủ mình, trọng mình hơn người, lo điều vừa chí mình, mà làm cho mọi người phải chịu thiệt hại, và muôn vật không sanh tồn đặng, là lòng tham dục-vọng không chay đó. Lòng chay kể không xiết, xin nói tómtắt: Lòng chay của con người, là lòng tự nhiên như thuở mới sanh, không có lòng tư-vị tham muốn hơn thua tranh giành lợi hại ai cả, ấy là lòng chay. Khi người mới sanh bổn tánh vẫn lành, nếu miệng bụng chay mà lòng không chay, không thế thành đặng, nên cần lòng phải chay trước hết. Còn xác thân không chay ra thể nào? Như xác thân không chay, thì phải ăn thịt của thú-cầm mà nuôi xác thân, vật-thực thúcầm ấy vào tỳ-vị (bao-tử) phải tiêu-hóa mà nuôi xác thân, nhiều năm tích khối lại trưởng thành, xác thân ấy phải chất chứa pha lẫn thịt của thú-cầm vào mà thành ra xác thân người, thì nó không tinh-khiết nhẹ-nhàng được siêu-thăng. Lại còn những loài thú-cầm nó hay ăn tạp vật, hoặc nó ăn nhầm vi-trùng độc có bịnh, nếu chúng ta ăn nhầm thịt ấy vào tỳ-vị, lúc còn mạnh thì nó lướt đặng; đến khi yếu, những vi-trùng độc ấy nó biến sanh nhiều chứng bịnh khó trị. Vậy bao-tử con người mà chất chứa những vật thực thú-cầm đó chẳng khác câu phươngngôn rằng: "Bao tử của con người là mồ mả của thú-vật". Mà cho là mồ mả thú-cầm thì thành đất nhị-tì hay là nghĩa-địa của thú vật; nếu chất chứa nhiều vong mạng, thì sở ấy thật là nhiều âm-hồn thú-vật. Có khi cô-hồn nó xúm nhau lại, xúi giục cho người làm điều tội lỗi, đặng trả thù oan mạng nó. Tỉ như xe lửa cán mạng người còn có âm-hồn thay, huống lựa là bao-tử người biết bấy nhiêu sanh mạng chất chứa vào đó, mà không có cô-hồn thú-vật theo hay sao? Giảng đạo yếu ngôn Trang: 12/45 Nếu biết dùng đặng đồ chay, thì bao-tử ấy chất chứa toàn đồ hoa quả rau đậu, thì bao-tử ấy tỉ như sở đất trồng cây trái hoa quả rau đậu đó thôi. Nên tu hành cũng phải mượn xác thân cho tinh-khiết thì linh-hồn mới trong sạch đặng, dùng đồ chay nghĩa là cổi lần lốt thú-cầm trong xác thân con người ra, cho khỏi lẫn-lộn với thú-cầm nữa, mới thành hình Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng. Ấy vậy xác thân phải chay mới toàn vẹn. Tôi xin tỏ ý chữ nhục肉 là thịt, có câu thích nghĩa chữ nhục như vầy: Nhục trung lý nội lưỡng cá nhơn, 人 Nội diện chiếu kiến ngoại diện nhơn; 人 Chúng sanh hườn thực chúng sanh nhục, Tử tế tư lương nhơn ngật nhơn. Nghĩa xuôi: Trong chữ nhục có hai chữ nhơn người, Người trong đội thấy người ngoài, Chúng sanh trở lại ăn lầm thịt nhau, Lo lường tính toán người ăn thịt người! Mà không hay! Bởi người cũng phải chịu chuyển luân trong vật-chất mới lần đến loài người thì một gốc mà ra. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 13/45 CHƯƠNG THỨ SÁU Tại sao có Tam-Kỳ Phổ-Độ? Tại nhơn-sanh do nơi "Bổn Nguyên Nhứt Điểm Vô-Cực" (Tạo-hóa) phân chia Chơnthần sanh sanh hóa hóa, lạc hạ nơi thế, vẫn xuống càng ngày càng tăng số, lại bị nhiễm lây hậu thiên trược địa, giao cảm ác khí làm cho tánh xưa đổi biến, mất chất thiên-nhiên lu mờ điểm tánh linh của Tạo-hóa ban cho mỗi người. Lại còn lưu-luyến hồng trần, làm các điều hung ác, hại tổn cho đời hắc khí xung thiên, chơn dương thất chánh, nên Tạo-hóa lập định Tam-Ngươn Long-Huê Kỳ-Hội. Tam-Ngươn là: Thượng, trung, hạ; ba ngươn. Kỳ là: Nhứt kỳ, nhị kỳ, tam kỳ. Hội là: Hội-hiệp các chơn-linh của Tạo-hóa đem về phong thưởng. Nên lập Đạo mỗi kỳ đặng độ rỗi sanh chúng tu tâm sửa tánh, bỏ dữ về lành, luyện âm hóa dương, ngưng tụ Chơn-Thần, trở về nguyên bổn. Đạo gọi là: chiết khảm điền ly, lấy dương lấp âm, cho ra thành càn, Nho-gia rằng: "Quân tử chung nhựt càn càn".(1) Nữ-Oa gọi luyện thạch bổ thanh thiên, luyện đá vá trời. Đạo là âm-dương chuyển biến, xây đổi. Nên phần âm là phần mất lẽ công chánh, sanh kế giết hại lẫn nhau, gian tham xảo trá, hư phong bại tục, đó là ngũ trược ác thế, đã cuối cùng, đến kỳ vận chuyển lại phần dương, nhơn hiền từ thiện, thật thà, chơn chất, thuần-phong mỹ-tục. Đạo gọi là Âm tận Dương sanh (hết lúc tối đến lúc sáng), theo lẽ Thiên Địa tuần-hườn châu nhi phục thỉ. Bỡi do cơ vận chuyển Tam-kỳ, mở Đạo lần ba, bày bố những tinh-thần đạo-đức ra mà cứu vớt chúng-sanh, độ rỗi nguyên-nhơn trở về ngôi cũ, vậy mới có Tam-kỳ Phổ-độ. (1) Quân-tử nghĩa là người chí-nhơn tột lành. Chung nhựt càn càn là trọn ngày không cho xen lòng nhơn dục, và âm khí lấn vào điểm linh tánh, thì phần dương không hao khuyết; mới ra quẻ "càn tam liên". Càn là Trời vậy. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 14/45 CHƯƠNG THỨ BẢY Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nghĩa là gì? Đại-Đạo nghĩa là: Đạo cả cao siêu. Trời mở rộng ra toàn khắp thế-giới. Tam-Kỳ nghĩa là: lần nầy là lần thứ ba. Phổ-Độ là phô trương bày bố ra, độ là độ rỗi cứu vớt sanh chúng, nơi chốn u-ám chìm đắm sa đọa luân-hồi. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 15/45 CHƯƠNG THỨ TÁM Vào Đạo có đặng phần lợi ích cho chúng ta những điều gì chăng? Chúng ta vào Đạo, đặng nhiều điều ảnh-hưởng trở nên khác lạ hơn lúc chưa có Đạo, khác lạ là bỏ bớt đặng những điều rượu ngon thịt béo, gái non sắc đẹp, bạc bài, xa xí, khí nộ xúc phạm, cùng vạy tà gian-tham xảo trá, lận lường hiếp đáp, giết hại nhau, đó là ảnh-hưởng lợi ích cho chúng ta hiển nhiên trước mắt. Đạo là luật-lệ công-bình thiêng-liêng của Tạo-hóa để truyền bá cho đời. Người có Đạo chẳng khác nào thợ khéo, làm việc chi đã có sợi mực giăng, có thước độ, thì khi dụng mới nên đồ. Nếu người không có Đạo, chẳng khác chi làm thợ không mực thước, tới khi dụng đâu nên đồ đặng! Song người giữ Đạo đặng noi theo luật pháp qui điều mà sửa răn cái tâm tánh cho trở nên từ thiện, bỏ những điều ác, vạy tà, gian-tham, xảo trá, rượu thịt bài bạc, tránh điều cạnh tranh hiếp đáp, giết hại lẫn nhau nữa. Như vậy mới đặng hạng người cao thượng siêu thoát luân-hồi, khỏi đầu sanh chuyển kiếp, vay vay trả trả, mà lại đặng chứng ngôi Hiền, Thánh, Tiên, Phật, về cựu vị, hạp lý thiên nhiên của Tạo-hóa. Ấy là lợi ích về phần giữ Đạo đó. Chúng ta vào Đạo chủ nghĩa là học răn lòng sửa tánh, tu tích hồi thiện, cho khỏi sái luật công-bình thiêng-liêng của Tạo-hóa. Vậy ngước lên không hổ cùng Trời, cuối xuống không thẹn cùng Đất. Nên sách rằng: "Thường bã nhứt tâm hành chánh đạo, tự nhiên Thiên Địa bất tương khuy". Nghĩa là: hằng giữ một lòng tu thân hành đạo chánh, thì tự nhiên không điều chi mích phạm đến Trời Đất. Nếu chúng ta chẳng vào Đạo, đâu biết giữ luật Đạo, thì phải lo đua danh cướp lợi, đắm những rượu thịt, bạc bài, lấy điều bất công-bình mà hiếp đáp nhau, sanh lòng bạo ngược, hung ác, gian tham xảo trá, lập kế giết hại lẫn nhau, đâu biết luật Trời mà làm lành lánh dữ. Nếu chúng ta như vậy là ra hạng người thấp hèn mà bị trong vòng sanh nghề tử nghiệp. Nay đã gặp đến buổi tuần-huờn Trời xây mối Đạo, khai hóa gieo truyền tại phương Nam, chúng ta vào Đạo học tu thân chẳng khác chi chúng ta vào trường giáo-huấn mà học sửa tâm phàm tánh tục bỏ dữ về lành, đặng ra hạng người nhơn từ hiền đức, dẫu ta không thành Hiền, Thánh, Tiên, Phật đi nữa, thì cũng đặng ra phẩm người hiền đức, xa lánh đặng những rượu thịt bài bạc, tranh giành cấu xé nhau; tránh điều tội lỗi, khỏi bị sa đọa luân-hồi chuyển kiếp, không phạm đến luật Trời hình phạt, thì cũng đặng phần hơn khi chưa có vào Đạo. Tỉ như người dốt mới đến trường học tập, chúng ta vì không Đạo mới vào Đạo đặng học tập sửa tánh tu thân. Chúng ta đã nhập trường học rồi, thì dẫu thi không đậu cấp bằng tốt-nghiệp đi nữa, cũng có lẽ biết chữ hơn khi chưa vào trường học đó chớ, lẽ nào dốt thêm hơn khi có học đó sao? Giảng đạo yếu ngôn Trang: 16/45 Chúng ta vào Đạo tu thân, sự tấn-hóa lợi ích chẳng khác nào như người đi học tập vậy. Trời khai Đạo, chúng ta vào tu đây, ấy là Trời lập trường thi công-quả đức-hạnh mà làm Tiên, Phật, Thánh, Hiền; nếu ai biết thức tánh, giữ y luật Đạo, lập công bồi đức cho đầy-đủ, đặng mà chứng quả vị Thánh, Hiền, Tiên, Phật, ấy là điều đại lợi ích chúng ta đó, nên sách rằng "Tu kỷ dĩ an bá tánh" nghĩa là: chúng ta tu mà trong bá tánh thảy đều yên tịnh hết. Ấy là cũng do Đạo. Lại có câu: "Quốc hữu đạo tắc hưng, quốc vô đạo tắc suy". Nghĩa là: nước nhà có đạo-đức hiền lành thì dân trở nên thạnh hóa, đặng thuần phong mỹ-tục; còn nước nhà mà không đạo-đức hiền lành thì lo tranh cạnh nhau đoạt quyền cướp lợi, giết lẫn nhau, thì tồi phong bại tục mà phải nguy. Vậy nên vào Đạo lợi ích có phần hơn cho chúng ta dường ấy. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 17/45 CHƯƠNG THỨ CHÍN Người đi tu hành phải bỏ nhà cùng vợ con tầm chỗ thanh vắng hoặc núi non mà tu luyện mới thành, phải vậy chăng? Chẳng phải vậy đâu! Chúng ta xuất thế vào Đạo mà tu đặng sửa tâm tánh, cho trở nên người hiền lành nhơn đức, và làm điều cho lợi nhơn lợi vật, những việc có ích cho đời mới công-quả, phước đức đủ đầy là Đạo. Nếu chúng ta đi tu mà lánh đời, không làm điều ích chung, kiếm chỗ thanh vắng mà an ẩn, lo phận sự riêng mình, thì có ích chi cho Trời Đất cùng người vật nơi thế cậy nhờ, thì công-quả đức-hạnh đâu mà trông mong thành đặng. Tỷ như chúng ta muốn làm giàu, thì phải kiếm phương chước chi, làm cho sanh lợi ra của mới giàu đặng. Nếu muốn giàu có mà không chịu khổ cực, thì tiền của đâu nó đến cho mà giàu đặng! Còn chúng ta muốn thành Tiên, Phật, Thánh, Hiền, hay là hưởng phước thì phải chịu khổ cực với đời, lo cứu độ nhơn sanh, và tu cho lợi ích Trời, Đất cùng người vật, thì nhờ công quả ấy, mới thăng thưởng cho chúng ta thành chánh-quả đặng. Vậy nên chúng ta phải ở thế, mà chịu những điều lao tâm tiêu-tứ gay-go khổ não, cực nhọc khốn đốn: cũng nhờ các điều nơi thế-gian nầy mà trau giồi, tập luyện cái tâm sắt đá của chúng ta, nếu chịu nổi các điều ấy thì trở nên thành quả vị Tiên Phật. Chúng ta tu đây chẳng khác khúc gỗ kia phải để chịu cho đời cưa cắt, đục đẻo, bào chọt chạm trỗ, cho ra hình tượng. Nếu chúng ta tu mà chẳng chịu những điều thế-gian đục đẻo bào chọt cùng các sự khổ, thì như khúc gỗ không chịu cho ai đục đẻo, đá động đến thì đâu có ra dáng hình chi mà nên đặng. Sách gọi rằng: Phũ trát chi công dĩ thành kim thân. Nghĩa là rìu búa đục đẻo, chạm trổ mới ra hình dáng, thì công-đức chúng ta lập nên là đó. Các đấng Phật xưa còn phải chịu trải qua tám mươi mốt nạn mới thành. Nếu chúng ta có Đạo mà không có đức thì làm sao thành? Có câu: Nhược bất tích âm-công, chưởng âm-chất động khởi quần ma tác chướng duyên, nghĩa là: chẳng lập công-quả, chẳng chứa âm-chất, thì ma-chướng dấy động ngăn cản khó thể mà thành Đạo. Vậy chúng ta tu trước phải ở thế lập công-đức tập rèn tu-luyện cho ra hạnh đạo, mà thành Tiên, Phật, Thánh, Hiền mới xứng, nên có câu: "Hổn tục hòa hoan nhơn bất thức, hành vân lưu thủy độ nguyên nhơn", nghĩa là "lộn lạo nơi trần thế không ai rõ biết, lặn suối trèo non, tìm kiếm người mê mà độ dẫn", là trường lập công-đức vậy, chẳng luận lên núi mà tu. Sách có câu: "Nhơn nhơn hữu cá linh-sơn tháp, bất tại linh-sơn chỉ tại tâm". Nghĩa là: "Người nào cũng có núi linh-sơn trong tâm, chẳng phải lên núi mà gọi là linh-sơn, linh-sơn chỉ tại nơi lòng chúng ta". Nếu lên núi hay là vào chùa mà không y luật Đạo, tâm-tánh không hiền lành, đạo-đức chẳng có, làm sao thành hay là siêu-thoát đặng, nên phải chịu khổ với đời cho âm-chất đầy-đủ, sau sẽ kiếm nơi danh sơn phước-địa mà tu bực đốn giáo pháp-môn, tối thượng nhứt thừa, vô-vi bí-pháp, như các đấng Tiên, Phật, Thánh, Hiền trước mới đặng: chớ đừng nghe Tiên Phật lên núi tu thành Đạo, mà nay chúng ta mới vào Đạo, chưa hiểu tâm-pháp là gì, công-quả không có mà bắt chước lên núi hay là chỗ tịnh ngồi luyện thì phải bị tà khí nhập khiếu trung gạt-gẫm về Giảng đạo yếu ngôn Trang: 18/45 nẻo lợi danh mà trở lại thế nữa. Nên vào Đạo phải cho thông hiểu sơ-giai tu làm sao, trunggiai, chánh-giai tu thể nào; chớ đừng gọi mới vào trường giai lo đi thi cử-nhơn, tấn-sĩ. Vậy chúng ta đừng lấy tâm phàm ham muốn thái-quá thì sái luật Đạo, lại uổng công nhọc sức. Nếu ai không tin lời tôi luận đây, thì lấy ý riêng của mình làm thử coi, có nguy hiểm không? Vậy người mới vào Đạo chẳng nên kiếm chỗ thanh vắng sớm mà luyện Đạo là sái lý Đạo. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 19/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI Chúng ta đứng làm con người đây thì lo điều nào là căn bổn? Chúng ta làm người đứng trong Trời Đất nầy, cần nhứt phải lo cho có đạo-đức là cănbổn. Bởi Đạo là máy sanh sanh hóa hóa cả thảy Trời Đất, Người vật. Trời Đất có Đạo mới cao minh lâu dài đặng, nên gọi là: "Thiên đắc dĩ thanh (1), Địa đắc nhứt dĩ ninh (2)". Người có Đạo thì khỏi sa đọa lẫn lộn vào trong trái đất, khuynh tán điêu tàn, lại đặng siêu thăng thoát hóa, gọi là: "Nhơn đắc đức thành Thánh". Sách rằng: "Hữu đạo tất hữu đức, hữu đức tất hữu thổ, hữu thổ tất hữu tài, hữu tài tất hữu dụng". Nghĩa là: "Có đạo mới có đức, có đức mới có đất, có đất mới có của, có của mới có dùng". Nên đạo là cơ-quan chủ-tể của sự sanh hóa, còn không đạo thì phải điêu tàn tiêu diệt. Nếu người mà không biết cơ-quan Đạo thì phải xung khắc nhau, giành giựt giết lẫn nhau mà tiêu tị. Bất luận là đời nào, không có Đạo thì phải suy vi tồi tệ, chúng ta đã biết dư, đời vô Đạo thì phải dân tán quốc khuynh, đời có Đạo thì dân an quốc thới, người mà có Đạo cả thảy nhơn-loại đặng hưởng cộng-hòa. Hễ nhơn-loại đặng cộng-hòa thì chẳng hạnh-phúc nào hơn, nên sách cho rằng: "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhơn hòa", nghĩa là: Thời trời chẳng bằng đất lợi, đất lợi chẳng bằng người hòa. Vậy Đạo là căn bổn cơ-quan của Tạo-hóa, nếu chúng ta lo cho nó có Đạo thì ta lo bồi đắp nguồn cội căn-bản lớn hơn hết đó. Như đời lấy cái thế lực (là sức người) và trí khôn ngoan ra mà không có Đạo thì thế lực trở lại hiếp đáp giết hại lẫn nhau, thành ra trường náonhiệt mà phải ra đời kiếp-sát loạn-ly, nên Đạo là căn-bản chính của chúng ta. Phải lo cho có Đạo là điều cần nhứt, nên cổ-nhơn có câu: "Đản quan Tam-giáo, duy Đạo độc tôn". Nghĩa là: "Xem coi trong Tam-giáo thì Đạo là trên hết". Chúng ta lo cho có Đạo là điều căn-bản vậy. (1) Thanh là khinh thinh, (2) Ninh là ninh tịnh lâu dài, siêu thoát. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 20/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT Vào Đạo mà thờ Thiên-Nhãn chủ ý về đâu? Vào Đạo mà thờ Thiên-Nhãn chủ ý về thờ Thần. Thần thuộc Hỏa, Hỏa là mặt nhựt thuộc Dương, Dương là thanh khí, thì thanh khí là Trời, nên chúng ta thờ một vừng ánh sáng thanh khí ấy là thờ Trời đó vậy. Bởi chữ thanh 青 một bên, chữ khí 氣 một bên, là Thanh Thiên tức là Trời vậy. Thờ Thiên-Nhãn chẳng phải thờ Trời đó sao? Nếu giải thân người, con mắt chủ tâm, tâm là linh-quang chơn chánh, mà người biết gìn-giữ cái tâm, cũng nhờ kỉnh Trời. Nho gọi là: "Tồn tâm khả dĩ sự thiên". Nghĩa là: "Gìn-giữ bổn tâm đừng cho nhiễm loạn" gọi là thờ Trời. Đạo Gia-Tô chỉ nơi trái tim, cũng chủ nghĩa thờ Đức Chúa Trời nơi trái tim. Tục gọi là tâm tức Phật. Bởi Thiên-Nhãn là Thần-quang, chủ-tể nơi Tâm của mọi người nên chúng ta thờ Thiên- Nhãn là chủ nghĩa thờ Trời vậy. Có câu Thượng-Đế dạy vẽ Thánh-Nhãn mà thờ như vầy: "Nhãn thị chủ tâm, lưỡng quang chủ tể, quang thị thần, thần thị thiên, thiên giả ngã dã". Ấy Thiên-Nhãn là Thần, Thần thiêng-liêng của Tạo-hóa. Khi trước, Đức Ngũ-Tổ hỏi Lục-Tổ Huệ-Năng: "Trời ở đâu?". Năng trả lời: "Trời ở nơi tâm ta". Thì biết rõ Thiên-Nhãn là bổn tâm chơn tánh, chủ trương xác thịt nầy, mà lâu nay chúng ta vùi lấp chẳng biết tu dưỡng lại, cho nên hôn mê tán loạn, đâu biết Trời mà thờ kỉnh. Nay đến buổi tuần-huờn, Trời mở Đại-Đạo, chúng ta mới biết Trời mà thờ kỉnh đó là thủ Chơn-linh, Ngươn-thần, căn-bản của ta vậy. Nên chúng ta thờ Thiên-Nhãn, chủ ý là kỉnh Trời, một vừng Thần-quang ánh sáng đó là chủ-tể sanh hóa các Chơn-linh của chúng ta vậy. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 21/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI HAI Sao gọi là ba Trấn? Ba Trấn, nghĩa là cũng Tam-Giáo. Như khi Nhứt-kỳ, Nhị-kỳ các Đấng ấy giáng trần dạy Đạo, kêu là Tam-Giáo. Nay Trời lấy huyền-diệu lập Đạo, mà chấn hưng Tam-Giáo lại phải có ba vị, thay thế cho Đức Phật, Tiên, Thánh, nên kêu là Tam-Trấn. Trấn là trấn nhậm. Theo ý ngu tôi tưởng đó là Thượng-Đế chọn lựa công-quả chơn-thần thiêng-liêng của ba vị đương lúc ở thế. Như Thái-Bạch Kim-Tinh, công-bình minh chánh; Quan-Âm Bồ-Tát tiết hạnh trinh-liệt, Quan-Thánh Đế-Quân trung cang nghĩa khí, đặng phần trách-nhậm thế quyền cho đủ số Tam-Giáo. Lúc Tam-Kỳ Phổ-Độ nầy là kỳ dùng huyền-diệu thiêng-liêng mà lập Đạo nên phải dùng chơn-thần vô-vi theo kỳ hội thứ ba, mà thế quyền Tam-Giáo, nên lập ba Trấn. Thái-Bạch Kim-Tinh thường thủ Tiên-cơ chỉ rõ cảm ứng rộng truyền chơn đạo, hoằng khai chánh-giáo. Quan-Âm Bồ-Tát chỉ rõ hạnh tiết trinh-liệt, đại chí từ-bi cứu độ tín-nữ. Quan-Thánh Đế-Quân chỉ rõ trung-cang nghĩa khí, gìn lòng đạo thứ, hằng đọc Xuân- Thu, dẫn độ thiện-nam. Ấy là ba Trấn. Thượng-Đế chọn công-quả và có gương chánh kỷ, nên thế quyền cho ba vị Giáo-chủ: Phật, Thánh, Tiên, mà dẫn-độ cho chúng ta noi gương ấy, kêu là ba Trấn. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 22/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA Sao gọi Tam-Giáo? Đạo là nhứt khí sanh nhị nghi, là số tam của Đạo, kêu là tam dương khai thới, Thiên Địa định vị, mới có phân tam tài là: Thiên, Địa, Nhơn; cũng là số tam. Nên Trời có số tam là: Nhựt, Nguyệt, Tinh; Đất có số tam là: Thủy, Hoả, Phong; Người có số tam là: Tinh, Khí, Thần; thì Đạo truyền cho đời, cũng phải có số tam đó mà dẫn truyền thế đạo. Ba ngôi Giáo- Chủ là Phật, Thánh, Tiên, cũng một cội mà sanh ba, nên khai Thiên bất ly tam cực, thâu viên bất ly Tam-Giáo: nhứt vi tam, tam vi nhứt. Bởi lý ấy gọi Tam-Giáo. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 23/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN Các vì Giáo-chủ là ai? Nhứt-kỳ • Thánh Giáo-chủ đời Bàn-Cổ là Văn-Tuyên Đế-Quân. • Phật Giáo-chủ là Nhiên-Đăng Cổ- Phật. • Tiên Giáo-chủ là Thái-Thượng Đạo-Tổ. • Tiên Giáo-chủ là Lão-Tử. Nhị-kỳ • Tiên Giáo-chủ là Lão-Tử. • Phật Giáo-chủ là Thích-Ca. • Thánh Giáo-chủ là Khổng Phu-Tử, và Gia- Tô Giáo-chủ. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 24/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM Các vì Tiên, Phật, Thánh xuống trần hành đạo, lập giáo nơi nào? Khai quang phổ độ • Lão-Tử lập Tiên-Đạo tại Trung- Huê, giáng sanh đời nhà Thương, vua Võ-Đinh năm Dậu ngày 15 tháng 2. • Thích-Ca lập Phật-Giáo tại Ấn-Độ, Tây-Thiên-Trước, giáng sanh đời Châu, vua Chiêu Vương năm thứ 24, tháng tư, ngày mùng tám. • Khổng-Phu-Tử lập Nho-giáo tại Trung-Huê, giáng sanh đời Châu, vua Linh-Vương, năm Kỷ-Dậu, ngày rằm, tháng chín. Còn Gia-Tô Giáo-chủ cũng mở Đạo bên Thái- Tây, đời nhà Châu. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 25/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI SÁU Khai đạo tại sao, bế đạo tại sao? Đạo vẫn có một phần dương, một phần âm, hiệp thành kiền khôn thế-giới, thì âmdương chuyển vận tuần-huờn mà sanh sanh hóa hóa mới có đêm tối ngày sáng. Khi Đạo khai là phần âm cuối cùng vừa tận, thì đến phần dương phát khởi chuyển hóa. Ấy là thời-kỳ phổ khai nhơn-loại đặng từ thiện minh chánh, hung ác vạy tà điêu tàn tiêu tị: lúc ấy dương thạnh âm suy, nhơn vật tuần-huờn, đến kỳ thoát hóa, tu tâm dưỡng tánh, cộng hưởng thới bình. Tại nơi cuối cùng, hết lúc Đạo suy, đến lúc Đạo thạnh, do máy âm-dương chuyển vận, phần âm cuối cùng thì Đạo khai, còn Đạo bế là tại phần dương cuối cùng muốn dứt chuyển biến ra âm. Hết thạnh đến suy, nhơn vật thay đổi, đến kỳ Đạo bế; hung ác bạo ngược gian tham xảo trá giao cảm ác khí gây nên tội lỗi chìm đắm sa đọa, nhơn vật điêu tàn, phần dương tiêu tị, phần âm thạnh phát. Ấy là tại lúc âm thạnh dương suy, nên Đạo phải bế vậy. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 26/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI BẢY Tại về đâu mà chúng ta được biết Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ khai ra? Chúng ta cũng có chỗ biết chút ít như vầy: - Là vì (1) chánh-giáo thất kỳ truyền đã lâu, đời chưa có Đạo nên người mới không giữ cang thường luân-lý bỏ phép công-bình, lo tranh cạnh hiếp đáp lẫn nhau, làm cho phong dời tục đổi, thì chúng ta nghĩ sau đây sẽ có một chơn Đạo nào chấn-hưng mà dạy thế sửa đời cho ra thuần-phong mỹ-tục, mới theo lẽ tuần-huờn. Tỉ như một năm có bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông, mà chúng ta vẫn gặp lúc thu đông đã lâu rồi, thì sẽ có mùa xuân nữa, như chúng ta ở lúc ban đêm thì cũng sẽ có vận chuyển đến lúc ban ngày, lẽ nào ban đêm hoài mà không ban ngày? Hết tối thì sáng, không lẽ tối hoài. Vậy nên Sám-Truyền có lưu ký rằng: "Mạt hậu, tam kỳ Thiên khai Huỳnh-đạo", nghĩa là: Sau đây sẽ có Trời mở Đại-Đạo nơi kỳ thứ ba, kêu là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Và sử rằng: "Lục vạn dư niên, Thiên khai Huỳnh-đạo" nghĩa là, đủ sáu muôn năm lẻ, Trời sẽ mở Đại-Đạo lại cùng khắp năm châu, như khi trước vậy, và cũng nhờ có huyền-diệu cơ-bút thông công cùng Thiêng-liêng mà chúng ta đặng rõ biết Tam-Kỳ Phổ-Độ. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 27/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI TÁM Lập Thiên-Bàn để thờ ai? Lập Thiên-Bàn để thờ Đấng Chí-Tôn là Tạo-Hóa. Đấng ấy sanh hóa chúng ta, lại gầy dựng Kiền-Khôn Thế-Giới, sanh sản muôn vật, cho chúng ta hưởng nhờ, thì chúng ta để thờ kỉnh Đấng ấy. Còn kế dưới thì thờ Ngũ-Chi Đại-Đạo. Ngũ-Chi là: Phật-Đạo, Tiên-Đạo, Thánh-Đạo, Thần-Đạo, Nhơn-Đạo. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 28/45 CHƯƠNG THỨ MƯỜI CHÍN Thờ ai trên hết? Thờ ngôi Chí-Tôn, Đấng Tạo-Hóa, thì thờ kính Đấng ấy trên hết. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 29/45 CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI Tại sao trên hết? Tại chúng ta vào Đạo thì phải biết bổn nguyên nơi đâu gầy dựng Càn-Khôn Thế-Giới cho đến chúng ta, thì chúng ta phải biết gốc ngọn thủy chung. Cái ân lớn, mà trọng kính thờ phụng Đấng ấy là Trời trên hết. Giảng đạo yếu ngôn Trang: 30/45 CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI MỐT Khi cúng Đức Chí-Tôn, dâng Bông, Rượu, Trà chủ ý gì? Khi làm lễ Đức Chí-Tôn mà dâng Bông, Rượu, Trà; ba vật ấy chủ ý rõ ba vật báu là Tinh, Khí, Thần trong thân-thể. Lấy lý Đạo tỏ dấu kỉnh bề ngoài mà cúng cho có thể dụng: Bông thể Tinh, Rượu thể Khí, Trà thể Thần. Vậy lấy ba món báu của người mà chỉ dấu kỉnh, vật có hình mà hiến lễ, vậy nên trong Kinh Ngọc-Hoàng Tâm-Ấn, gọi là tam phẩm thượng dược: Thần dữ Khí, Tinh là vật quí báu phẩm trên đó. Đạo thơ rằng: "Thiên hữu tam bửu: Nhựt, Nguyệt, Tinh; Địa hữu tam bửu: Thủy, Hỏa, Phong; Nhơn hữu tam bửu: Tinh, Khí, Thần". Nghĩa là Trời có ba vật báu là mặt Nhựt, mặt Nguyệt, v&

Tại Nam Đầu Sư Đường - Văn phòng Hội Thánh, Giám đốc Vietravel chi nhánh Tây Ninh-ông Phạm Phú Thy hội kiến Ngài Đầu Sư Thượng Tám Thanh - Chưởng Quản Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh.

Nhân dịp Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung sắp tới, đại diện Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Tây Ninh mong muốn được đến chào thăm, tham quan tìm hiểu Tòa Thánh, đồng thời trao đổi và học hỏi thêm văn hoá đạo Cao Đài để giới thiệu đến các đối tác du lịch, du khách trong và ngoài nước.

Ông Võ Hoàng Anh Duy - Trưởng phòng Tôn giáo thuộc Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh Tây Ninh và Đại diện Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Tây Ninh hội kiến Ngài Đầu Sư Thượng Tám Thanh.

Trong buổi tiếp đón, ông Phạm Phú Thy đã chia sẻ với Ngài Đầu Sư Thượng Tám Thanh về sự kiện Vietravel khai trương văn phòng đầu tiên tại thành phố Tây Ninh hồi tháng 5 vừa qua với mục tiêu góp phần phát triển, quảng bá ngành du lịch trên địa bàn tỉnh cũng như thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển các ngành nghề, lĩnh vực khác.

Đại diện Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Tây Ninh được biết Hội Thánh, quý chức sắc, chức việc và đồng đạo tín đồ Cao Đài luôn đồng hành cùng các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có những việc làm thiết thực, ý nghĩa theo phương châm “Nước vinh, Đạo sáng”, luôn đồng hành cùng dân tộc, gắn bó, đoàn kết với các tôn giáo khác.

Đại diện Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Tây Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng Ngài Đầu Sư Thượng Tám Thanh.

Sau buổi trò chuyện, đại diện Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Tây Ninh đến tham quan Tòa Thánh.

Tại đây, Phối Sư Ngọc Hồng Thanh-Tổng Quản Văn Phòng Ngọc Chánh Phối Sư kiêm Thượng Thống Lại Viện thừa ủy nhiệm của Ngài Đầu Sư đã hướng dẫn đại diện Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Tây Ninh tìm hiểu về Tòa Thánh, quá trình xây dựng và ý nghĩa của việc thờ Thiên Nhãn trong đạo Cao Đài.

Phối Sư Ngọc Hồng Thanh giải thích về Thiên Nhãn với Lãnh đạo và CB-NV Vietravel Tây Ninh.

Buổi chào thăm kết thúc tốt đẹp vào buổi trưa cùng ngày. Thông qua sự kiện này, Công ty Du lịch Vietravel – Chi nhánh Tây Ninh mong muốn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp với Hội Thánh, lan toả nét đẹp văn hoá, hình ảnh đạo Cao Đài đến đối tác, du khách trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển du lịch chung trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian sắp tới.

Địa chỉ: 379 đường 30/4, P.1, TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Điện thoại: 0276. 3739 379 - Hotline: 0908 267 276