Dịch vụ thủ tục hải quan Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Rồng Biển sẽ hỗ trợ quý khách hàng về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu cho đơn hàng. Giúp đơn hàng được xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phi. Tìm hiểu thêm tại đây

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2023

(vasep.com.vn) Kết thúc năm 2023, XK tôm Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với năm 2022. Con số xuất khẩu giảm phản ánh một năm ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.

Email: [email protected]

Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28,3 tỷ USD

Năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, do đó chịu tác động mạnh từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sụt giảm tổng cầu, các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam như đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều thách thức.

Vượt qua nhiều trở ngại, cả năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28,3 tỷ USD./.

Trại hè năm nay đã đón 120 thanh niên, sinh viên từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là những đại biểu tiêu biểu nhất, có nhiều thành tích trong lao động, học tập và trong công tác hội đoàn.

Trong chương trình, các em vinh dự được Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao gặp mặt và vinh danh về những thành tích trong nghiên cứu, học tập và đóng góp vì cộng đồng.

Đây sẽ là những phần thưởng, động lực quan trọng khuyến khích, động viên các em thêm nỗ lực, phấn đấu có nhiều thành tích hơn nữa trong tương lai, làm rạng danh quê hương Việt Nam.

Trại hè Việt Nam 2023 đã đi qua 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng. Qua đó, tạo cơ hội cho các kiều bào trẻ từ khắp nơi trên thế giới trở về quê hương để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, làm việc với nhau; đồng hành cùng nhau trong hành trình tìm hiểu đất nước - con người - văn hóa - lịch sử Việt Nam.

120 thanh niên kiều bào tại Trại hè Việt Nam 2023.

Tại mỗi tỉnh, các em đã đến những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc, được tham gia các hoạt động mang tính giáo dục về truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc; các hoạt động giao lưu, kết bạn với thanh niên, sinh viên tại nhiều địa phương.

Tại điểm đến cuối cùng là TP Đà Nẵng, bên cạnh tham quan nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các em còn tham gia nhiều hoạt động như: Cuộc thi “Tài năng trẻ tiếng Việt”; Diễn đàn “Tuổi trẻ kiều bào phát huy vai trò Đại sứ du lịch Việt Nam ở nước ngoài”.

Đặc biệt, trong Trại hè, các trại sinh đã quyên góp từ thiện gần 200 triệu đồng; ủng hộ trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi, các bạn học sinh nghèo vượt khó; dâng hoa và thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, đóng góp những phần quà ý nghĩa thể hiện tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị.

Trại hè Việt Nam năm nay bắt đầu từ ngày 18/7, với chủ đề “Tuổi trẻ Việt Nam đồng hành vươn tới tương lai”, nhằm nhấn mạnh vai trò của thanh niên, sinh viên kiều bào đồng hành với khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng đã được nêu tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Các hoạt động của Trại hè Việt Nam 2023 được thiết kế gắn kết chặt chẽ với chủ đề này, với ý nghĩa là qua chương trình, các em có cơ hội thể hiện bản thân, tìm tòi, kết nối với trong nước để ấp ủ kế hoạch và triển khai thêm nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể, đồng hành cùng đất nước.

Phát triển bởi Hemera Media

Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Unicorn Logistics - đối tác tin cậy của bạn trong lĩnh vực vận tải siêu trường siêu trọng, đã thực...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

Trang thông tin điện tử của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Cơ quan Chủ quản: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: [email protected]

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Lê Bảo Ngọc

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.218); email: [email protected]

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 83/GP-TTĐT, ngày 06/07/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đề nghị ghi rõ nguồn www.vasep.com.vn khi sử dụng thông tin từ trang này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt 456 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2022, tiếp tục đà giảm sâu bắt đầu từ quý 4/2022 cùng với đó là kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài diễn ra.

Trong đó, xuất khẩu (XK) cá tra giảm 61%; tôm giảm 55%; cá ngừ giảm 43%; mực, bạch tuộc giảm32% và các loài cá biển khác giảm28%. Xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt của Việt Nam đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh. VASEP nhận định hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể gia tăng trở lại ngay trong những tháng đầu năm khi nền kinh tế toàn cầu được dự báo có thể rơi vào suy thoái trong năm nay. Tuy nhiên, đối với các thị trường tiêu thụ, thuỷ sản vẫn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và nhu cầu sẽ không thể sụt giảm quá mạnh. VASEP dự báo sẽ có sự điều chỉnh về nhu cầu theo phân khúc sản phẩm. Theo đó, các dòng sản phẩm có giá vừa phải sẽ được hưởng lợi vì phù hợp với thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng có thu nhập thấp hoặc trung bình - vốn là nhóm bị tác động mạnh nhất bởi lạm phát.

Về các mặt hàng xuất khẩu thủy sản, tôm và cá tra vẫn là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tới 49,3% tỷ trọng.

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháng 1 năm 2023

Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong tháng 1/2023, Nhật Bản vươn lên vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 91 triệu USD; tiếp theo là Mỹ 68 triệu USD; Hàn Quốc 49 triệu USD; Trung Quốc và Hồng Kông 36 triệu USD; Thái Lan 23 triệu USD.

Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 1 năm 2023

Về kim ngạch và thị trường xuất khẩu của các mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam trong tháng 1 năm 2023 cụ thể như sau:

Tôm: Tháng 1/2023, XK tôm Việt Nam đạt 141 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2022.

Bảng 3. Xuất khẩu tôm của Việt Nam T1 các năm từ 2020 - 2023

Tháng 1 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết, nhu cầu thị trường sụt giảm, tôm nguyên liệu khan hiếm nên xuất khẩu tôm vẫn duy trì xu hướng giảm của cuối năm 2022.

Bảng 4. Top thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam từ tháng 1 năm 2023

Cá tra:Tháng 1/2023, XK cá tra Việt Nam đạt hơn 84 triệu USD, giảm 61% so với tháng 1/2022.

Bảng 5. Cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu

Lạm phát giá thực phẩm và nhiên liệu tại các nước ảnh hưởng mạnh nhất đến các hộ gia đình thu nhập thấp khiến họ hạn chế chi tiêu kể cả với những thực phẩm có giá phù hợp như cá tra. Ngoài ra, nguyên nhân khách quan khiến XK giảm trong tháng 1 là do tháng này có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến XK thủy sản đều ngừng SX từ 7-10 ngày.

Do vậy, XK cá tra sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm từ 30 - 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Những DN XK cá tra hàng đầu đều bị giảm doanh số từ 40-57% so với tháng 1/2022. Trong đó, Vĩnh Hoàn và IDI Corp đều giảm 57%, Vạn Đức Tiền Giang giảm 55%, NAVICO giảm 47% và GODACO giảm 40%.

XK sang thị trường Mỹ giảm sâu nhất, giảm 81% chỉ đạt 10 triệu USD. Mặc dù thủy sản có lạm phát giá thấp hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác tại Mỹ, nhưng tiêu thụ vẫn bị sụt giảm. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 96% người Mỹ bị ảnh hưởng lạm phát, trong đó 50% bị áp lực nặng nề bởi lạm phát.

Năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu 129 nghìn tấn cá tra từ Việt Nam, tăng 21% về khối lượng và 74% về giá trị so với năm 2021 do giá tăng 53%.

XK cá tra sang Trung Quốc &Hồng Kông giảm 62% chỉ đạt 13 triệu USD trong tháng 1/2023. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày đúng vào thời điểm Trung Quốc vừa dỡ bỏ hoàn toàn kiểm soát dịch Covid, nhiều gia đình đi du lịch, ăn uống bên ngoài, do vậy hoạt động NK và nhu cầu tiêu thụ cá tra cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, thị trường này đang có tín hiệu khởi sắc. Sau hội nghị thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung vừa diễn ra, Trung Quốc đã đẩy mạnh mua cá tra với số lượng lớn, đẩy giá cá tra nguyên liệu trong nước tăng vọt từ 28 nghìn đồng lên 31 nghìn đồng/kg.

Lạm phát khiến người tiêu dùng thu nhập thấp hạn chế chi tiêu, nhưng chính tại các thị trường có lạm phát cao thì cá tra Việt Nam lại có những tín hiệu tốt hơn, nhất là các nước châu Âu. Điển hình là Anh, Đức, Rumani, Ba Lan, Chile…Những nước này đều đang bị lạm phát cao từ 7 -11%.

Cụ thể là, trong tháng 1/2023, trong khi XK sang các nước khác đều sụt giảm với tốc độ 2 con số thì XK sang Đức tăng đột phá 78%, sang Anh chỉ giảm nhẹ 2%, sang Rumani tăng 310%. Dù chỉ tăng 4%, Singapore cũng nằm trong danh sách hiếm hoi các thị trường có tăng trưởng dương NK cá tra Việt Nam trong tháng đầu năm 2023.

Dự báo trong quý I, các thị trường chưa có những thay đổi đột phá sau nhiều tháng bị suy giảm nhu cầu vì lạm phát. Tuy nhiên, XK có thể sẽ hồi phục từ quý II, khi mà thị trường Trung Quốc thích ứng với bối cảnh mới cùng với việc các DN tham gia các Hội chợ thủy sản quốc tế vào tháng 3 và tháng 4 tạo thêm các cơ hội ký kết hợp đồng.

Cá ngừ:Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong tháng 01/2023. Kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam đạt 50 triệu USD, giảm 43%. XK cá ngừ sang các thị trường lớn đều giảm.

Bảng 6. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam T1 các năm từ 2019 - 2023

Cơ cấu thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 1 cũng có nhiều biến động, xuất khẩu sang các thị trường mới như Hàn Quốc hay Đài Loan tăng trưởng lần lượt 457% và 105% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ, thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam trong tháng 1 chỉ đạt hơn 16 triệu USD, giảm 63% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện, lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt nhưng những lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra, đang khiến cho người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu. Điều này đang tác động tới nhập khẩu cá ngừ của Mỹ từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Cùng với Mỹ, thị trường EU cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong tháng đầu năm, giảm 42%, đạt gần 9 triệu USD. Với kết quả này, EU đã tụt xuống vị trí thứ 3 trong số các thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.

Tại khối thị trường CPTPP, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trong tháng 1 chỉ tăng nhẹ 6%, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản và Peru tăng lần lượt 38% và 53%, Canada giảm 29%.

Về cơ cấu sản phẩm cá ngừ xuất khẩu, trong tháng 1/2023, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ giảm ở hầu hết nhóm hàng, trừ cá ngừ chế biến khác mã HS16. Trong đó, xuất khẩu nhóm mặt hàng thịt cá ngừ đông lạnh mã HS0304 giảm mạnh nhất 55%; cá ngừ tươi/đông lạnh và khô giảm 54%; cá ngừ đóng hộp giảm 46%...

Bảng 7. Cơ cấu sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam T1/2023

Cá ngừ tươi/đông lạnh/khô (HS03 trừ HS0304)

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam tháng 9/2023 tiếp tục giảm, do đó tính lũy kế 9 tháng đầu năm kim ngạch XK thủy sản vẫn giảm 23%, đạt 6,6 tỷ USD.